Nguyên nhân khách quan Môi trường kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2017 (Trang 58 - 60)

21 Nhân viên của ngân hàng có luôn sẵn

2.4.4.1 Nguyên nhân khách quan Môi trường kinh tế xã hộ

- Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng quan trọng đối với mọi sự tăng trưởng nói chung và sự phát triển của các ngân hàng nói riêng. Sự bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước những năm gần đây như sự biến động không ngừng của giá vàng, giá USD,…đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm để đầu tư như: vàng, gửi tiết kiệm. Tình hình lạm phát liên tục tăng cao khiến người dân e ngại trong việc gửi các khoản tiết kiệm dài hạn, thay vào đó là những khoản tiết kiệm ngắn hạn nhỏ lẻ, làm cho tỷ trọng này tăng cao so với tỷ trọng của nguồn vốn trung dài hạn.

- Môi trường pháp lý

Để quản lý lãi suất trong hoạt động huy động vốn và tín dụng của các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá 14%/năm (bao gồm cả khoản chi khuyến mãi). Tuy nhiên, Thông tư này dường như chưa thực sự chặt chẽ khiến cho các ngân hàng TMCP vẫn có thể lách luật dưới nhiều hình thức, vì thế đã đẩy lãi suất huy động lên cao, xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, cũng chính vì thế mà tình hình huy động vốn của Vietcombank Đồng Nai trong những tháng đầu năm 2011 sụt giảm đáng kể.

Việc quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa chặt chẽ khiến cho thị trường chợ đen vẫn còn hoạt động. Việc chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen với thị trường chính thức được Nhà nước cho phép vẫn còn cao khiến nhiều người dân không muốn đến ngân hàng để bán ngoại tệ, trong khi tỷ giá bán của ngân hàng lại thấp hơn với tỷ giá bán trên thị trường chợ đen, vì thế khi khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ thì lại đến ngân hàng mua, mâu thuẫn này đã đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn ngoại tệ để bán cho khách hàng.

Hoạt động thẻ ở nước ta hiện nay được điều chỉnh bởi Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng, và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành theo Quyết định 20/2007/ QĐ-NHNN ngày 15-5-2007 thay thế cho Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên, quy chế này chưa quy định trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến thẻ quốc tế, vì thế gây lúng túng cho các ngân hàng trong việc giải quyết các tranh chấp của thẻ quốc tế.

- Yếu tố công nghệ

Sự phát triển của ngành ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công nghệ. Ngành viễn thông của nước ta trong những năm gần đây có tuy sự phát triển vượt bậc nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở những mạng lớn như VinaPhone, Mobiphone, Viettel, phí viễn thông vẫn còn cao so với thu nhập của người dân cũng như so với mặt bằng chung của thế giới. Điều này làm cản trở sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet banking, SMS banking,…Sự tập trung của khách hàng vào 3 mạng chủ yếu này dẫn đến tình trạng nghẽn mạch, quá tải đường truyền vào những ngày cao điểm, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

Người dân Việt Nam có thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt làm hạn chế sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Việc trả lương qua thẻ ATM đã gây ra biết bao dư luận trong thời gian vừa qua, một số lượng lớn chủ thẻ cũng chỉ sử dụng chiếc thẻ của mình cho việc rút tiền chứ chưa sử dụng hết các tiện ích của nó, việc thanh toán không dùng tiền mặt gây ra tâm lý khó chịu trong dân chúng.

Trình độ dân trí thấp gây ra tâm lý ngại tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet banking, SMS banking, khiến cho mảng dịch vụ này cũng phát triển chậm lại. Một số người dân do tâm lý ngân hàng bị phá sản nên cũng không gửi tiền vào ngân hàng mà cất ở nhà cho an toàn, hay một số bộ phận lại thích cho vay trên chợ đen với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng nên cũng không lựa chọn ngân hàng làm nơi cất giữ tiền và đầu tư an toàn cho mình.

Quy định về bảo mật thông tin cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa được phổ biến sâu rộng trong dân cư, nên gây ra một số trường hợp khách hàng hiểu lầm là ngân hàng gây khó dễ khi không cung cấp thông tin của người khác (như vợ, chồng hay con cái). Nếu nhân viên ngân hàng không có thái độ giải thích nhẹ nhàng cho khách hàng hiểu thì sẽ hưởng đến uy tín của ngân hàng.

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng.

Quy định của ngân hàng Nhà nước luôn quy định chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, một số tổ chức tín dụng vẫn không ngại vi phạm luật mà dùng mọi hình thức để lôi kéo khách hàng. Hoạt động huy động vốn trong những tháng đầu năm 2011 là một điển hình cho vấn đề này.

Là một trong những ngân hàng lớn và lâu năm, Vietcombank Đồng Nai luôn hoạt động theo chủ trương của Nhà nước. Vì thế, tình hình cạnh tranh không lành mạnh của một số ngân hàng trong năm vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đồng nai đến năm 2017 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)