Đội ngũ cán bộ quản lý trường học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 28)

Đội ngũ CBQL gồm tất cả những người có chức vụ trong các tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị - xã hội của đất nước. Đội ngũ CBQL cũng phân thành nhiều cấp: CBQL cấp trung ương, cấp địa phương (tỉnh, huyện), cấp cơ sở.

Xét ở bình diện quốc gia, đội ngũ CBQL là lực lượng nòng cốt của hệ thống chính trị - xã hội của đất nước, là một trong những nhân tố có tính quyết

định sự thành công hay thất bại của một hệ thống quản lý và hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục… Ngày nay, lao động quản lý có xu hướng nâng cao và trở thành một bộ phận quan trọng của cơ cấu lao động xã hội, là một nghề, với cơ cấu phức tạp trong cơ cấu sản xuất xã hội được chuyên môn hóa, hiệp tác hóa sâu sắc.

Vai trò của CBQL ngày càng tăng, thực chất là do đòi hỏi ở người cán bộ khả năng phát huy nhân tố chủ quan, có bản lĩnh, tri thức và năng động trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của công cuộc đổi mới.

Trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý trường học là lực lượng then chốt tạo ra chất lượng và hiệu quả của quản lý giáo dục. Cán bộ quản lý trường học được tập hợp và tổ chức chặt chẽ thành một lực lượng thống nhất sẽ tạo ra đội ngũ CBQL trường học. Một trường học có một đội ngũ CBQL (cấp trường) bao gồm Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng. Mỗi bậc học lại có một đội ngũ CBQL bậc học đó trong một địa bàn dân cư xác định.

Là những cán bộ chủ chốt của các trường học (Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng nhà trường) hoạt động theo sự phân công, hợp tác lao động, ràng buộc với nhau bằng trách nhiệm pháp lý.

Theo giới hạn của đề tài, khi bàn đến đội ngũ CBQL trường học, đề tài sẽ đề cập đến Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường học thuộc cùng một bậc học trên theo một địa giới hành chính xác định.

Đội ngũ CBQL trường học luôn được quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2.3.Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học.

Thuật ngữ phát triển theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Lý luận của Phép Biện chứng duy vật khẳng định: mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là

sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật hiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành một quá trình phát triển tiến lên mãi mãi. Nguyên nhân của sự phát triển là ở sự liên hệ tác động qua lại của các mặt đối lập vốn có bên trong các sự vật hiện tượng. Hình thái cách thức của sự phát triển đi từ những biến đổi về lượng đến những biến đổi, chuyển hóa về chất và ngược lại. Con đường, xu hướng của sự phát triển không theo đường thẳng, cũng không theo đường tròn khép kín mà theo đường xoáy ốc, tạo thành xu thế phát triển, tiến lên từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ phát triển được sử dụng khá rộng rãi với cách hiểu đơn giản là phát triển kinh tế. Sau đó, khái niệm này được bổ sung thêm về nội hàm và được hiểu một cách toàn diện hơn. Ngày nay, khái niệm phát triển được sử dụng để chỉ cả 3 mục tiêu cơ bản của nhân loại: phát triển con người toàn diện; bảo vệ môi trường; tạo hòa bình và ổn định chính trị.

Phát triển là một quá trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao, trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội. Phát triển có thể là một quá trình hiện thực nhưng cũng có thể là một tiềm năng của sự vật hiện tượng.

Với quan niệm trên, có thể hiểu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học là tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý trường học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (có trình độ, được đào tạo đúng quy định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong các hoạt động quản lý, dạy học và giáo dục học sinh), trên cơ sở đó, đội ngũ này đảm bảo thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ quản lý được giao phó.

Như vậy phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học là làm cho đội ngũ CBQL trường học không chỉ đủ về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng đáp

ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và yêu cầu phát triển giáo dục nói riêng.

Phát triển đội ngũ CBQL là sự tăng trưởng về mặt số lượng và chất lượng đội ngũ. Phát triển đội ngũ CBQL là phạm trù chỉ sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng tích cực của các thành viên hoàn thành mục tiêu đặt ra. Thực chất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 28)