Chức năng, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 35)

học.

Trong trường học, Hiệu trưởng được cấp trên giao cho trọng trách quản lý nhà trường theo phương thức quản lý của nhà nước và thực hiện các nội dung, định hướng và chiến lược phát triển giáo dục trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục.

Công cụ quản lý của Hiệu trưởng bao gồm hệ thống các văn bản pháp quy, đội ngũ nhân lực, tài lực, vật lực và các kỹ năng quản lý. Hệ thống các công cụ này giúp hiệu trưởng tiến hành tốt các chức năng quản lý.

Hoạt động chủ đạo trong nhà trường là hoạt động dạy học. Mục tiêu của công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là đưa trạng thái dạy học đang có trong nhà trường tiến lên một trạng thái phát triển mới nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Để làm tốt công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, người Hiệu trưởng cần làm tốt một số việc sau:

1) Lập kế hoạch: Xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân lập kế hoạch cụ thể đúng quy định.

2) Xây dựng nền nếp dạy học: Đưa hoạt động dạy học vào nền nếp bằng hệ thống các nội quy, quy định, quy chế chặt chẽ, sao cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức được trách nhiệm của mình trong viẽc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3) Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: Dạy học theo phương pháp mới, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

4) Chỉ đạo quản lý và sử dụng CSVC – TBDH: CSVC – TBDH là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải bổ sung, mua sắm các thiết bị dạy học, đồng thời khuyến khích giáo viên làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

5)Tổ chức kiểm tra đánh giá trong nhà trường: Việc kiểm tra, đánh giá phải thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá theo quy định của Ngành Giáo dục và của trường về các mặt hoạt động, đảm bảo kiểm tra khách quan, chính xác.

Trong công tác quản lý hoạt động dạy học của mình, người hiệu trưởng luôn phải thể hiện hai vai trò: người giáo viên và nhà quản lý. Vì vậy, người hiệu trưởng cần biết những kỹ năng nhất định của người giáo viên đồng thời phải có những kỹ năng của nhà quản lý, đó là:

+ Kỹ năng nhận thức.

Là khả năng nhìn nhận vấn đề trong những sự việc đang diễn ra: khả năng dự đoán, phán đoán, phân tích, tổng hợp. Khả năng tư duy về công việc dựa trên sự tổng hợp toàn bộ kiến thức có được về mọi mặt cùng với những phương pháp tư duy khoa học và những quan điểm tư duy đúng đắn.

+ Kỹ năng nhân sự.

Là những khả năng hiểu được người khác, quan hệ một cách có hiệu quả với họ. Khả năng hòa nhập với mọi người trong lao động chung, ảnh hửơng, động viên và điều khiển từng con người và cả tập thể.

Về cơ bản đây là kỹ năng giao tiếp trong quản lý. + Kỹ năng kỹ thuật.

Là những khả năng cần thiết để thực hiện những công việc cụ thể, nói một cách khác, đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w