Điều kiện thực hiện biện pháp:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 80)

- Lập kế hoạch về nâng cao nhận thức tầm quan trong của đội ngũ CBQL giáo dục.

c/ Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Phương diện quản lý: Từng CBQL phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình từ đó xây dựng phong cách, lề lối làm việc; có ý thức học tập và nghiên cứu nhằm đưa công tác quản lý trường học ngày một hiệu quả hơn.

- Các nguồn lực: Đầu tư kinh phí, tăng cường các phương tiện, điều kiện làm việc cho CBQL

- Cơ quan, cá nhân thực hiện:Tham gia vào ban quản lý nhà trường gồm có Ban giám hiệu (hiệu trưởng, hiệu phó) còn được gọi là CBQL nhà trường; tổ chức Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên

Tiền phong. Vì vậy, việc xác định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng tổ chức, từng người là hết sức quan trọng tránh sự chồng chéo trong thực hiện công việc, đồng thời tránh rũ bỏ trách nhiệm khi có những biến cố xảy ra.

3.3.2. Kế hoạch hoá công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học. trường học.

a/ Mục đích, ý nghĩa:

- Xây dựng kế hoạch nhu cầu cần bổ sung để tham mưu với UBND Quận phê duyệt kế hoạch quy hoạch và bổ nhiệm CBQL các trường TH trong Quận.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển giáo viên có trình độ nhằm quy hoạch nguồn bổ sung cho CBQL sắp nghỉ hưu.

- Phát triển đội ngũ CBQL có năng lực quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức tác phong của người quản lý

b/ Nội dung, cách thức thực hiện:

- Tiến hành khảo sát điều tra đánh giá nhu cầu của đội ngũ về số lượng, chất lượng nhằm đảm bảo tốt công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

- Từng bước củng cố về đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ CBQL, tiếp tục thực hiện việc rà soát lại đội ngũ CBQL về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị.

- Quy hoạch cụ thể đội ngũ kế cận đảm bảo đủ các điều kiện trước khi bổ nhiệm, tránh tình trạng bổ nhiệm xong mới cử đi học; công tác quy hoạch phải được mở rộng, tránh cục bộ địa phương, nghĩa là cán bộ được đưa vào quy hoạch không nhất thiết từ nguồn tại chỗ.

- Tiến hành điều động, luân chuyển CBQL đã hết 02 nhiệm kỳ tại một đơn vị theo qui định của Bộ GD&ĐT.

- Xem xét và cho thôi giữ chức vụ do hết nhiệm kỳ, miễn nhiệm đối với những CBQL không đủ năng lực, có biểu hiện sa sút đạo đức.

- Có kế hoạch đào tạo trên chuẩn về QLGD và chuyên môn, cho tất cả CBQL đương nhiệm và dự bị các chức năng này bằng cách đa dạng hóa các loại hình đào tạo; đảm bảo đến năm 2020 có 25% CBQL đương nhiệm đạt trình độ Thạc sĩ; rà soát và bồi dưỡng lại các CBQL đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trên 10 năm.

c/ Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Hoàn thiện các tiêu chí, qui trình đánh giá cán bộ nhằm xác định năng lực thực chất của CBQL và có kế hoạch sử dụng lâu dài.

3.3.3. Xây dựng quy hoạch đội ngũ, tuyển chọn, bố trí sử dụng.a/ Mục đích, ý nghĩa: a/ Mục đích, ý nghĩa:

Quy hoạch là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác này đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt, lâu dài và tính kế thừa trong đội ngũ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 80)