Nội dung, cách thức thực hiện: 3.3.5.1 Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 89)

- Lập kế hoạch về nâng cao nhận thức tầm quan trong của đội ngũ CBQL giáo dục.

b/ Nội dung, cách thức thực hiện: 3.3.5.1 Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL

3.3.5.1 Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL

Bổ nhiệm CBQL nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là cơ hội để cán bộ, giáo viên thăng tiến hợp lý, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của cán bộ, giáo viên.

Điều kiện được bổ nhiệm là CBQL giáo dục tiểu học: phải là giáo viên giỏi cấp quận trở lên (khi đưa vào quy hoạch chỉ cần là giáo viên giỏi cấp trường trở lên), chuẩn hóa về chuyên môn và quản lý giáo dục, có đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45, có sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao; nếu bị kỷ luật từ khiển trách trở lên không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất là một năm.

Bổ nhiệm CBQL phải làm thường xuyên (CBQL nghỉ hưu, chuyển công tác…). Số mới được bổ nhiệm phải nằm trong đội ngũ quy hoạch A1, thực hiện theo đúng quy trình bổ nhiệm CBQL và hướng dẫn của quận ủy, UBND quận 5. Thực hiện bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, phân công nhiệm vụ đúng nơi phù hợp với năng lực sở trường của mỗi CBQL là góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Trước hết phòng giáo dục phải phối hợp với phòng nội vụ LĐXH quận báo cáo UBND quận về yêu cầu, số lượng và dự kiến phân công công tác với người được bổ nhiệm. Nếu được UBND quận đồng ý, trưởng phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường hội ý dự kiến nhân sự bổ nhiệm. Sau đó tổ chức lấy ý kiến trong chi bộ, hội đồng sư phạm, công đoàn; thu hồi phiếu tín nhiệm và lập tờ trình đề nghị chủ tịch UBND quận bổ nhiệm.

Bổ nhiệm lại: Thục hiện theo Quy định số 49 và 51- QĐ/TW ngày 3/5/1999 của Bộ Chính trị và quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày19/12/2003 của Thủ tướng chính phủ cho CBQL hết nhiệm kỳ. Phòng giáo dục và nhà trường xem xét nếu thấy đủ các điều kiện như sau: hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới; nhà trường và phòng có yêu cầu; đủ sức khỏe thì tiến hành làm qui trình bổ nhiệm lại.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác bổ nhiệm lại CBQL và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý, thường xuyên sẽ làm giảm bớt sức ỳ, tính bảo

thủ, trì trệ cố hữu, tăng khả năng sáng tạo, tiếp cận tri thức mới, cải tiến công tác QLGD.

Thẩm quyền và trình tự bổ nhiệm lại thực hiện như quy định bổ nhiệm. Nếu CBQL có những yếu kém, có nhiều dư luận không tốt, không được tập thể ủng hộ, tín nhiệm qua đánh giá khách quan thì cương quyết miễn nhiệm, ngược lại nếu CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhà trường đạt nhiều thành tích thì xem xét bổ nhiệm lần 2. Thời gian tối đa bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL tại một đơn vị là không quá 2 nhiệm kỳ, quá thời hạn trên cần thực hiện tốt công tác luân chuyển CBQL; việc luân chuyển CBQL cần phải được tiến hành thận trọng, khoa học, khách quan đáp ứng đúng tinh thần thực tế của quận.

3.3.5.2 Thanh tra, kiểm tra và đánh giá

Đánh giá cán bộ là một quá trình hình thành những nhận định, những phán đoán về phẩm chất, nhân cách cán bộ; về kết quả công việc của cán bộ dựa trên sự phân tích các thông tin thu thập được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những thay đổi, điều chỉnh cán bộ tạo ra chất lượng, hiệu quả cao. Vì vậy cần phải có kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra CBQL các trường tiểu học để đánh giá đúng. Có như vậy mới phát hiện đúng người có đức, có tài; mới động viên, khuyến khích, kích thích được những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong mỗi người CBQL, đồng thời mới có cơ sở để có thể bố trí, sử dụng đúng cán bộ, tránh những sai lầm, thiếu sót trong công tác bổ nhiệm CBQL.

Nguyên tắc đánh giá: đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công theo qui định chức năng nhiệm vụ của CBQL trường tiểu học, lấy kết quả công tác làm thước đo. Thực hiện dân chủ, công khai, coi trọng ý kiến của tập thể giáo viên và cán bộ địa phương.

Nội dung đánh giá:

+ Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (hoàn thành mức độ nào)

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

+ Chiều hướng, khả năng phát triển của CBQL

Qui trình đánh giá CBQL: đánh giá theo từng năm; đánh giá sau 5 năm; đánh giá trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển CBQL.

Hồ sơ nhận xét đánh giá CBQL phải được lưu lại tại phòng giáo dục và báo cáo với quận ủy, UBND quận. Sau khi đánh giá hằng năm cần phát hiện kịp thời những gương CBQL giỏi và nhân điển hình tiên tiến để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục càng phát triển mạnh.

c/ Điều kiện thực hiện biện pháp:

Chỉ đạo thực hiện việc đánh giá CBQL một cách công bằng, tránh đánh giá phiến diện, chủ quan, cảm tính, chỉ nhìn thấy mặt yếu; tránh chủ nghĩa duy tình, bè phái; không đánh giá máy móc, rập khuôn; đánh giá trên hiệu quả công việc được giao và sự đóng góp của CBQL cho tập thể, cho xã hội.

3.3.6. Chế độ chính sách, tạo môi trường phát triển cho cán bộ quản lý trường tiểu học. trường tiểu học.

a/ Mục đích, ý nghĩa:

Chế độ, chính sách đối với CBQL trường TH là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Một chế độ, chính sách khoa học, hợp lý có tác dụng mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người và toàn đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 89)