Nội dung, cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 83)

- Lập kế hoạch về nâng cao nhận thức tầm quan trong của đội ngũ CBQL giáo dục.

b/ Nội dung, cách thức thực hiện

3.3.3.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ, tuyển chọn, bố trí sử dụng.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ là nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị trong từng giai đoạn.

- Nắm rõ thực trạng đội ngũ CBQL hiện có tại các trường TH công lập và dự báo quy mô phát triển sắp tới.

- Triển khai tiêu chuẩn CBQL trường học trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã được khẳng định trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và theo Thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2010 về Điều lệ trường Tiểu học cho đội ngũ CBQL nắm.

3.3.3.2. phương pháp tiến hành quy hoạch cán bộ:

- Trên cơ sở qui mô phát triển trường lớp, chiến lược phát triển giáo dục của quận, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về công tác cán bộ để xây dựng dự báo nhu cầu đội ngũ từ nay đến năm 2020.

- Cụ thể hóa các tiêu chuẩn của CBQL trong giai đoạn hiện nay và sắp tới đã được nêu ở chương I của luận văn.

- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ; nghiên cứu hiệu quả quản lý của CBQL trong những năm qua, đồng thời xác định các chức danh cần quy hoạch.

- Lựa chọn cán bộ dự bị, dự nguồn sao cho đảm bảo số lượng, chất lượng đồng thời hướng đến trẻ hóa đôi ngũ.

- Tuân thủ qui trình lựa chọn cán bộ; định kỳ rà soát, thay thế, bổ sung qui hoạch sau mỗi năm học. Mạnh dạn đưa ra khỏi qui hoạch những cán bộ không có chiều hướng phát triển tốt.

3.3.3.3. Quy trình lựa chọn cán bộ và xây dựng quy hoạch.

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ đã phân tích ở chương II, và dự báo đội ngũ CBQL từ nay đến năm 2020, chúng tôi nhận thấy công tác quy hoạch cần khẩn trương thực hiện một số việc sau đây:

- Trên cơ sở các tiêu chuẩn, yêu cầu chức danh cần qui hoạch, căn cứ vào kết quả công tác cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, lãnh đạo nhà trường rà soát lại về phẩm chất, năng lực, trình độ đào tạo, tuổi tác, sức khỏe… để giới thiệu cán bộ vào quy hoạch. Văn bản làm cơ sở cho việc đánh giá này vẫn là phiếu tự nhận xét, đánh giá cán bộ, giáo viên hàng năm, các kết quả thanh tra chuyên môn và mức độ tín nhiệm của tập thể đối với cán bộ.

- Lãnh đạo nhà trường cần tiến hành đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế về hiệu quả công tác của cán bộ, giáo viên trong thời gian qua, tối thiểu phải 03 năm công tác. Sau đó tiến hành phân loại cán bộ theo hướng sau:

+ Số cán bộ được đào tạo cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ có năng lực chuyên môn từ khá trở lên, có khả năng đảm nhiệm chức vụ quản lý.

+ Số cán bộ, giáo viên có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng.

+ Số cần phân công, đề nghị bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ. + Số cán bộ, giáo viên sắp nghỉ hưu, sức khỏe yếu cần điều trị bệnh.

- Cán bộ, giáo viên được đưa vào qui hoạch cần có kế hoạch đào tạo cụ thể theo phân kỳ từng năm về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị đảm bảo từ nay đến năm 2020 không còn tình trạng bổ nhiệm trước, đi học sau; đồng thời cán bộ dự bị phải qua thử thách thực tiễn thể hiện ở việc đảm nhiệm một số công việc quản lý do lãnh đạo nhà trường phân công.

3.3.3.4. Định kỳ kiểm tra và bổ sung cán bộ quy hoạch.

Trưởng phòng giáo dục phải điều hành thực hiện qui hoạch chung, hiệu trưởng các trường tiểu học trực tiếp bồi dưỡng người kế cận và chịu trách nhiệm về việc giới thiệu người kế cận. Trong một năm phải có ít nhất một lần kiểm điểm việc thực hiện qui hoạch của mình và kiểm tra việc thực hiện qui hoạch của cấp dưới để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, đảm bảo cân đối về CBQL giữa các đơn vị. Mỗi chức danh phải dự bị từ 02 đến 03 cán bộ và mỗi cán bộ có thể được dự bị từ 02 chức danh. Công tác qui hoạch CBQL trường học phải đảm bảo nguyên tắc “mở và động”. Mở là quy hoạch dự bị các chức danh quản lý trường học không nên khép kín tại đơn vị, không hạn chế trong số ít người được định sẳn một cách chủ quan. Động là quy hoạch phải được rà soát thường xuyên, được điều chỉnh, bổ sung sau mỗi năm học trên cơ sở nhận xét, đánh giá CB,GV. Từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời phát hiện những nhân tố mới đưa vào quy hoạch và đưa ra ngoài quy hoạch những cán bộ, giáo viên có biểu hiện hạn chế.

c/ Điều kiện thực hiện biện pháp:

Hằng năm: phòng giáo dục, các nhà trường và địa phương họp vào dịp cuối năm, nhận xét quy hoạch, đưa thêm vào danh sách hoặc đưa ra ngoài quy hoạch những người không có khả năng phát triển thành CBQL. Chốt danh sách báo cáo UBND quận.

Cán bộ đã được quy hoạch phải là những người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, trong phạm vi này là được qui định tại Điều lệ trường tiểu học; Nghị quyết hội nghị lần 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII; đồng thời người cán bộ quy hoạch phải được thực tập vị trí công tác, nghĩa là CBQL đương nhiệm phải giúp người quản lý tương lai “thuộc bài” một khi được đề bạt vào vị trí mà tổ chức dự kiến bố trí cho họ. Thông thường, họ sẽ được giao trách nhiệm “trợ lý” cho CBQL trực tiếp tại vị trí mà họ sẽ thay thế.

3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.a/ Mục đích, ý nghĩa: a/ Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ thị số 22/2003- CT-BGD&ĐT đã khẳng định “Xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ GV và CBQL giáo dục, bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu, cân đối, đạt chuẩn, đáp ứng thời lỳ mới”.

Trên thực tế cho thấy, hiện có 1/45 đồng chí (tỷ lệ 2,2%) có bằng Cao đẳng Tin học, phần lớn các CBQL (28/45 tỉ lệ 62,2%) sử dụng vi tính để đánh các văn bản; trình độ ngoại ngữ A; 27/45 (tỷ lệ 60%), còn 9/45 (tỷ lệ 20%) đồng chí chưa có trình độ LLCT trung cấp. Đặc biệt hiện nay chưa có CBQL nào có trình độ Thạc sĩ QLGD và chưa có CBQL có trình độ thạc sĩ chuyên môn, đây là một hạn chế rất lớn trong công tác quản lý, do vậy, cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 83)