Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 39)

- Cơ cấu theo chuyên môn: Nếu xét tổng thể đội ngũ cán bộ quản lý tại một trường tiểu học cụ thể thì cơ cấu này cho biết tổng thể về tỉ trọng, về chuyên môn của cán bộ quản lý theo các môn học.

Nếu xem xét đội ngũ cán bộ quản lý theo chuyên môn (của một môn học) trên tập hợp các trường tiểu học thì cơ cấu này cho biết tỉ trọng cán bộ quản lý xét theo chuyên môn ở các trường có cân đối hay không.

- Cơ cấu theo trình độ đào tạo:

Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học theo trình độ đào tạo là sự phân chia đội ngũ này theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của cán bộ quản lý trường tiểu học có thể bao gồm nhiều trình độ như: THSP, CĐSP, ĐHSP, thạc sỹ, tiến sĩ. Xác định một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt cơ cấu đó cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học.

Trong khi xem xét về cơ cấu đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học cũng cần xem xét đến thời gian học tập của mỗi cán bộ quản lý trường tiểu học thuộc đội ngũ này. Đây cũng chính là một biện pháp để tạo nên chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học. Theo quy định hiện nay, thời gian học của một người tốt nghiệp CĐSP sẽ là 15 năm; ĐHSP 16 năm; thạc sĩ 18 năm; tiến sĩ 20 năm.

- Cơ cấu theo độ tuổi: Việc phân tổ cán bộ quản lý trường tiểu học theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi làm cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức, đặc biệt giúp xác định chính xác “dòng cán bộ quản lý trường tiểu học ra đi”, làm cơ sở cho việc đào tạo tuyển dụng bổ sung.

Khi nghiên cứu cơ cấu độ tuổi, người ta thường sử dụng công cụ là tháp tuổi để mô hình hóa làm cho việc phân tích được trực quan hơn. Hiện nay, khi nghiên cứu cơ cấu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo độ tuổi, những khoảng cách tuổi sau hay được sử dụng: <20; [20, 25]; [25,30]; [30,35]; [35,40]; [40,45]; [45,50]; [50,55]; [55,60]; > 60.

- Cơ cấu giới tính: Cơ cấu giới tính cho phép phân tổ đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học về giới.

Tóm lại, để đánh giá về trình độ phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học cần phải căn cứ vào các đặc trưng của đội ngũ đó. Những đặc trưng này xác định cả về số lượng và chất lượng cũng như cơ cấu của đội ngũ. Ba phương diện nêu trên được tách ra để nghiên cứu chi tiết về phương diện lý thuyết. Trên thực tế các phương diện này có quan hệ và chi phối nhau một cách mật thiết, khó tách bạch cụ thể từng phương diện. Số lượng và cơ cấu của đội ngũ ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ. Ngược lại, chất lượng của đội ngũ luôn thể hiện những thay đổi trong số lượng và cơ cấu của đội ngũ đó. Có thể mô tả tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học qua các đặc trưng của đội ngũ đó như hình 1.1 dưới đây:

Hình 1.1: Tiêu chí đánh giá sự phát triển

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 39)