- Lập kế hoạch về nâng cao nhận thức tầm quan trong của đội ngũ CBQL giáo dục.
b/ Nội dung, cách thức thực hiện 3.3.4.1 Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
3.3.4.1 Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL đã được Sở GD&ĐT TP.HCM và Phòng GD quận 5 thực hiện khá tốt, đảm bảo kế hoạch đề ra; tuy nhiên trước những yêu cầu mới về công tác quản lý trường học trong giai đoạn tới đòi hỏi việc đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào một số nội dung sau đây:
+ Những kiến thức nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị tăng cường nề nếp, kỷ cương trong quản lý trường học.
+ Những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa phục vụ cho yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục tiểu học hiện nay.
+ Phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp và kỷ năng quản lý trong nhà trường phổ thông.
+ Đào tạo phải gắn với kế hoạch, kết hợp đào tạo lý luận cơ bản với các kiến thức quản lý, kiến thức chuyên ngành, về kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý.
+ Riêng đối với cán bộ dự bị, việc đào tạo phải có tác dụng bổ sung, nâng cao kiến thức của họ. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng phải theo trình tự: đào tạo, bồi dưỡng ngay trong thời gian đã được đưa vào danh sách quy hoạch cán bộ và bồi dưỡng đầy đủ những yêu cầu cần thiết trước khi bổ nhiệm.
+ Đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng một số vấn đề về chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản về đường lối chính sách của Nhà nước và chủ trương của ngành; nhiệm vụ và kế hoạch GD&ĐT trong từng giai đoạn phát triển của thời kỳ CNH, HĐH đất nước; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế.
3.3.4.2 Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
Để tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL được học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, trước mắt cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Thông qua một số nguồn tuyển sinh sau đại học của các trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, v.v… để tranh thủ chỉ tiêu riêng cho quận, tiến hành liên kết với các trường Đại học này để đào tạo sau đại học cho các GV, CBQL đương chức và chọn lọc một số cán bộ dự bị có phẩm chất và năng lực tốt để đưa đi đào tạo.
+ Tăng cường cử hiệu trưởng, phó hiệu trưởng dự tuyển vào Thạc sĩ chuyên ngành QLGD ở một số trường đại học có tổ chức chuyên ngành này.
+ Rà soát các CBQL đương nhiệm có năng lực tốt đã được bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cách đây trên 10 năm và trong độ tuổi 45 đến 55 thì tiến hành
cử các đồng chí này đi bồi dưỡng lại tại các Trường CBQL GD&ĐT II để cập nhật kiến thức khoa học quản lý.
+ Phối hợp với trường chính trị quận và thành phố mở các lớp Trung cấp LLCT, quản lý hành chính nhà nước dành riêng cho CBQL đương chức và dự bị ngành GD.
+ Quận hợp đồng các trung tâm tin học, ngoại ngữ uy tín để mở các lớp dạy ngoại ngữ cho GV, CBQL vào dịp hè nhằm tạo nguồn cho việc thi tuyển đầu vào cao học và từng bước tin học hóa trong quản lý.
3.3.4.3 Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải được lựa chọn hợp lý, phù hợp với thực tiễn và bám sát vào tâm lý của từng đối tượng nhằm nâng cao trình độ của CBQL, có hai nhóm phương pháp chính:
+ Nhóm thứ nhất: gồm các phương pháp cung cấp cho người đào tạo một số kiến thức qua các buổi lên lớp, tọa đàm, phụ đạo.
+ Nhóm thứ hai: gồm các phương pháp đào tạo tích cực, giúp cán bộ nắm bắt các kinh nghiệm tiên tiến và những tri thức mới nhất; hoàn thiện kỹ năng và hiểu biết của người cán bộ; giúp người cán bộ thực tập và thay thế tạm thời người lãnh đạo để giải quyết một số nhiệm vụ, chức năng; tranh luận theo đề tài, phân tích tình huống quản lý; cần phát triển các hình thức thảo luận, đối thoại và tham quan thực tiễn; các bài tiểu luận, kiểm tra phải đảm bảo lý thuyết và vận dụng thực tiễn thể hiện khả năng sáng tạo của từng CBQL.
Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với việc trải nghiệm thực tiễn để học tập kinh nghiệm và kiểm chứng lý thuyết, do vậy ngoài lối học tập theo hình thức truyền thụ và lĩnh hội cần phải áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại tránh sự đơn điệu và mang lại hiệu quả cao.
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực, hiệu quả.
3.3.4.4 Chính sách cho cán bộ đi học tập
Trước những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý trường học, đòi hỏi từng CBQL phải tích cực học tập trên nhiều lĩnh vực nhằm mang lại hiệu quả thiết thực góp phần đưa chất lượng giáo dục quận nhà lên một tầm cao mới; song trong điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn, chưa ổn định kinh tế gia đình, một số cán bộ chưa thật sự quan tâm đến công tác học tập để nâng cao trình độ.
Do vậy, trong thời gian tới ngành GD&ĐT quận 5 cần sớm tham mưu UBND quận có một số điều chỉnh các chế độ hiện hành đối với người được đề cử đi học tập, bồi dưỡng tương thích với điều kiện thị trường hiện nay.
c/ Điều kiện thực hiện biện pháp:
Triển khai thực hiện và vận dụng tốt quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng CBQL.
Phát huy tinh thần tự học tập, nghiên cứu và nêu gương CBQL giỏi để chia sẻ và học tập kinh nghiệm.
Có chính sách khuyến khích cho những cán bộ tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tiến hành chuyển xếp ngạch, bậc lương đối với người có bằng Thạc sĩ
3.3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý đội ngũ CBQL trường tiểu học.a/ Mục đích, ý nghĩa: a/ Mục đích, ý nghĩa:
Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL có đức, có tài, có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đặt ra trong xu thế phát triển và hội nhập ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người quản lý có trình độ chuyên môn, quan hệ, ngoại ngữ và tin học giỏi.