Vị trí, chức năng của Phòng GD&ĐT trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46 - 49)

- Phân tích thực tế Hoạch định chính sách

1.5. Vị trí, chức năng của Phòng GD&ĐT trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học.

cán bộ quản lý trường tiểu học.

Phòng GD- ĐT là cơ quan chuyên môn của UBND quận (huyện) giúp UBND trực tiếp thực hiện sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Theo đó Phòng GD- ĐT chịu trách nhiệm quản lý theo ngành đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, phối hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cấp quận, huyện, giúp UBND quận, huyện thực hiện sự quản lý về GD-ĐT.

Quản lý Nhà nước về GD-ĐT trên địa bàn quận là làm cho đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, Nhà nước được thực hiện, là tổ chức vận động các tổ chức và cá nhân tham gia giáo dục. Vì vậy, vai trò của phòng GD-ĐT là cầu nối cấp trên với cơ sở, giữa ngành với Đảng, chính quyền, nhân dân, đặc biệt trong việc thực hiện đổi mới chương trình GDPT nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, phòng GD-ĐT là cơ quan tổ chức và chỉ đạo thực hiện quá trình đổi mới.

Trong phạm vi ngành giáo dục, phòng GD-ĐT là cơ quan quản lý trung gian giữa Bộ GD&ĐT và trường học, quản lý trực tiếp trường học. Do vậy, phòng GD-ĐT vừa có tính chất của cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính, vừa có tính chất của cơ quan tham mưu, cơ quan nghiên cứu, vừa có tính chất cơ quan tác nghiệp vụ, vừa có tính chất cơ quan chiến lược (hoạch định). Hoạt động của phòng GD-ĐT có ý nghĩa với sự phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội của huyện, của mỗi trường học, xã, thị trấn trong huyện.

Bộ máy của phòng GD-ĐT gồm có trưởng phòng; giúp việc trưởng phòng có một số phó trưởng phòng, các chuyên viên và nhân viên. Ngoài ra một số cán

bộ, giáo viên được phòng điều động làm nghiệp vụ chuyên môn và làm thanh tra viên kiêm nhiệm. Chức năng của phòng GD-ĐT gồm:

* Chức năng nghiên cứu và lập kế hoạch: Là nghiên cứu đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các hướng dẫn của Sở GD-ĐT, nghiên cứu tình hình thực tiễn giáo dục và kinh tế - xã hội của địa phương, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học giáo dục. Những kết quả nghiên cứu được vận dụng để xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình công tác sát với tình hình cụ thể, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.

* Chức năng tham mưu: Từ việc nghiên cứu và hoạch định kế hoạch, mà làm tham mưu bằng các chủ trương, các văn bản chỉ đạo, các giải pháp thực hiện để chỉ đạo toàn ngành, phối hợp với các ngành, chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ giáo dục của địa phương, kiến nghị với cấp trên những sửa đổi cho phù hợp.

* Chức năng tổ chức và chỉ đạo: Phòng GD-ĐT có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, hướng dẫn của cấp trên, các kế hoạch phát triển giáo dục và chương trình công tác đã được phê duyệt. Thực hiện sự chỉ đạo đối với các cơ sở GD-ĐT, thừa ủy quyền chỉ đạo đối với chính quyền ở cơ sở, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nhằm thực hiện kế hoạch giáo dục đã đề ra.

* Chức năng thanh tra, kiểm tra: quá trình chỉ đạo là thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra nhằm uốn nắn lệch lạc, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ, tìm ra cách thức thực hiện hiệu quả.

Như vậy, phòng GD-ĐT là cơ quan tham mưu, cơ quan quản lý, vừa thực hiện quản lý hành chính vùa thực hiện quản lý chuyên môn; thực hiện quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Đó là tính chất đa chức năng của Phòng giáo dục – đào tạo.

Kết luận chương 1.

Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường TH nói riêng là một nhu cầu rất quan trọng, mang tính tất yếu. Bởi lẽ CBQL là người quyết định đến chất lượng giáo dục, trường TH chỉ có thể hoàn thành mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ đặt ra nói rộng hơn là đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội khi đội ngũ CBQL giáo dục có những phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn giỏi, thực hiện có hiệu quả yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mà Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho.

Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TH, đề tài đã phân tích nội dung một số khái niệm liên quan đề tài như: cán bộ, đội ngũ cán bộ, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý trường học, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học, quản lý nhà nước về giáo dục, trường tiểu học và đội ngũ CBQL trường TH, đặc trưng của đội ngũ CBQL trường TH. Đồng thời dựa vào yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục TH trong giai đoạn mới, phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường TH. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường TH. Tuy nhiên nếu chỉ có cơ sở lý luận không là chưa đủ mà cần phải có cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch. Đó là thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường TH của quận 5 sẽ được nghiên cứu ở chương 2 của đề tài.

Chương 2:

Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học trên địa bàn quận 5 thành phộ Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 46 - 49)