Quy mô về số lượng và cơ cấu đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 56)

- Phân tích thực tế Hoạch định chính sách

2.2.1 Quy mô về số lượng và cơ cấu đội ngũ

Bảng 2.2: Tuổi đời thâm niên của CBQL, trường TH công lập

Chức TS Nữ ĐV Chia theo độ tuổi Thâm niên quản lý

<30 31 - 40 41 - 50 >50 <5 5-10 10 - 15 >15 HT 16 13 15 - 2 8 6 1 4 6 5 PHT 29 21 29 - 9 13 6 9 6 12 2 SL 45 34 44 - 11 21 12 10 10 18 7 % 100 75,6 97,8 - 25 47,7 27,3 22,2 22,2 40 15,6

Từ số liệu thống kê ở bảng 2.1 cho thấy: Đội ngũ CBQL trường Tiểu học quận 5 hầu hết ở tuổi 41 - 50(47,7%) đây là độ tuổi CBQL đang sung sức, giàu trí tuệ và giàu kinh nghiệm. Tuổi từ 31 - 40 chiếm 25%, tỷ lệ này không cao nhưng cũng thể hiện sự quan tâm của ngành trong việc trẻ hóa đội ngũ CBQL hiện tại. Tuy nhiên cần lưu ý là không có CBQL độ tuổi dưới 30 mà nguyên nhân là do việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ, giáo viên trẻ giữ chức vụ quản lý chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức.

Tỷ lệ Đảng viên trong CBQL chiếm 97,8%, đây là tỷ lệ cao và là điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong trường học.

Về thâm niên quản lý, đa số CBQL có thâm niên từ 10 năm trở lên chiếm 40%. Đây là lực lượng CBQL đã ổn định, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và cơ bản thành thạo về kỹ năng quản lý, thực sự là lực lượng nòng cốt của đội ngũ CBQL các trường Tiểu học quận 5. Đồng thời có thể xem là cán bộ đầu đàn để nâng đỡ dìu dắt những CBQL trẻ phấn đấu vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ của một nhà quản lý. Tuy nhiên ở đội ngũ này cũng bộc lộ những hạn chế về sự năng động, sáng tạo, chậm đổi mới.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 56)