Nguyên nhân của những ưu điểm trên: Phòng GD&ĐT quận 5 đã từng bước chủ động trong việc xây dựng đội ngũ CBQL các trường TH nói chung,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 66)

bước chủ động trong việc xây dựng đội ngũ CBQL các trường TH nói chung, kịp thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị chi CBQL đương chức, dự bị và đã đạt được những kết quả nhất định như đã nêu.

Các phòng, ban, thanh tra Phòng đều tập trung bám sát chủ trương của ngành và nắm bắt tình hình thực tế tại từng trường học, qua đó phản ánh và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản lý ngành. Do vậy, công tác xây dựng đội ngũ CBQL và GV tại các trường TH trong những năm qua nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực, CBQL từng bước được bổ sung và chú trọng chất lượng cán bộ.

Đa số các CBQL trường TH đều có ý thức trách nhiệm, phấn đấu học tập để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Mặc dù chưa thật chặt chẽ, nhưng từng trường học đã chủ động xây dựng được kế hoạch phát triển đơn vị

ngắn hạn và dài hạn theo sự chỉ đạo chung của ngành, bước đầu các CBQL đảm bảo yêu cầu công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay.

*Hạn chế

- Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên vẫn còn một số biện pháp chưa đạt yêu cầu như các tiêu chí (3), (4), (6) và (8), trên thực tế việc bố trí CBQL trường học quận 5 còn gặp một số hạn chế, đa số các CBQL được bổ nhiệm đều tuyển chọn từ nguồn tại chỗ, chưa có kế hoạch điều động, bố trí từ đơn vị khác sang. Vấn đề này chủ yếu chỉ thực hiện khi có yêu cầu cá nhân, còn điều động do yêu cầu công tác là rất hiếm, nhất là việc điều động, luân chuyển CBQL đã đảm nhiệm 02 nhiệm lỳ tại một đơn vị đến công tác tại một đơn vị mới.

Công tác xây dựng quy hoạch cán bộ dự bị, dự nguồn trong những năm qua chưa được quan tâm sâu sát. Cuối năm 2005 mới chính thức ban hành Hướng dẫn số 17/HD-SGD&ĐT về công tác quy hoạch cán bộ dự bị, dự nguồn giai đoạn 2006-2010 và 2010-2015; qua theo dõi và nghiên cứu hồ sơ về công tác quy hoạch cán bộ cho thấy, các đơn vị trực thuộc bước đầu đã xây dựng được quy hoạch theo yêu cầu của Sở, tuy nhiên các quy hoạch này chưa thực sự gắn liền với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ kế cận. Danh sách quy hoạch chưa được các đơn vị bổ sung, điều chỉnh sau mỗi năm học và chưa được Sở tuyển chọn, quy hoạch lại nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các đơn vị; do đó, khi có nhu cầu bổ nhiệm phải mất nhiều thời gian để lựa chọn cán bộ, đồng thời sẽ phải rơi vào tình trạng bổ nhiệm trước rồi mới đưa đi đào tạo.

Công tác đánh giá CBQL hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, qua nghiên cứu hồ sơ đánh giá CBQL cho thấy một số đồng chí chưa mạnh dạn tự đánh giá những hạn chế của chính mình trong công tác quản lý và điều hành đơn vị, nội dung các tiêu chí trong bảng tự nhận xét đánh giá chưa thể hiện rõ những kết quả đạt được, nguyên nhân và hướng khắc phục những hạn chế; các chuẩn để làm cơ sở cho công tác đánh giá cán bộ chưa được cụ thể hóa. Do đó, kết quả

đánh giá CBQL hằng năm chưa phản ánh đúng năng lực thực sự của từng cán bộ, chưa là cơ sở để bình xét các danh hiệu thi đua cho cán bộ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 5 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64 - 66)