b. Sử dụng thành ngữ
2.4.2. Về ngôn ngữ
Trong tác phẩm của Nam Cao, ngôn ngữ không chỉ là công cụ, là phơng tiện miêu tả mà còn là đối tợng của sự miêu tả. Nhân vật của ông có khẩu khí riêng, tính cách riêng: cảnh ngộ nào- ngôn ngữ ấy. Tính cách nào - lời lẽ ấy.
- Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại, dù đợc viết vào thời kì trớc cách mạng nhng ngời đọc vẫn thấy mới. Cái biệt tài của Nam Cao so với những tác giả khác không chỉ là cách sử dụng đắc địa đại từ nhân xng: nó, hắn, y, thị, gã… mà còn là khả năng hoá thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói nhân vật. Ông đặc biệt thành công trong việc sử dụng lối nói hàm ẩn.
- Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Cao là sự hoà âm, phối hợp của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Sáng tác của Nam Cao là sự hoà quyện giữa ngôn ngữ ngời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, có sự chuyển hoá từ ngôn ngữ ngời kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật. Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao còn thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đầy chất văn xuôi đời thờng, ngoài việc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc hoạ tính cách, nội tâm nhân vật. Bên cạnh đó, Nam Cao có nhiều đóng góp trong việc miêu tả lời thoại nội tâm, đặc biệt trong sự tiếp thu một cách sáng tạo chắt lọc phơng pháp “ dòng ý thức” của văn học phơng Tây trong các sáng tác, tạo điều kiện đi sâu phân tích tâm lí nhân vật, khiến nhân vật đối diện với chính mình, tự phơi bày, tạo ra
những cuộc tranh luận ngầm, bộc lộ ý kiến cá nhân về một vấn đề đang đợc quan tâm: nhân cách trong cuộc đời nh Lão Hạc.
- Ngôn ngữ Nam Cao đậm chất triết lý. Tính triết lý của Nam Cao rất giản đơn nhng mà sâu sắc đợc thể hịên qua những câu trần thuật nhận xét, đánh giá. Có khi bản thân câu chuyện Nam Cao kể đã toát lên tính triết lý rồi. Hoặc qua từng đổi thay của nhân vật, từng cảnh ngộ Nam Cao rút ra tính triết lý. Có thể nói, triết lý của Nam Cao làm nên phong cách truyện ngắn Nam Cao.
Với “T cách mõ”, qua sự đổi thay về tính cách của nhân vật Lộ, Nam Cao rút ra kết luận về tấm lòng khinh trọng của ngời xung quanh: “ Hỡi ôi! thì ra trong lòng khinh, trọng của chúng ta ảnh hởng đến nhân cách của ngời khác nhiều lắm; nhiều ngời không biết gì là tự trọng, chỉ và không đợc ai trọng cả; làm nhục ngời là một cách rất điệu để khiến ngời sinh đê tiện.”
( V, tr 216) - Trong ngôn ngữ kể chuyện của mình, Nam Cao luôn tạo cho mình một điểm nhìn độc đáo.
Một số truyện ngắn, ngời kể chuyện của Nam Cao đôi khi tỏ ra khách quan lạnh lùng đối với sự thật trần trụi, xót xa nhng thực ra ngời kể chuyện lại hết sức cảm thông cho số phận nhân vật (Nghèo)
Có những truyện, ngời kể chuyện là nhân vật “tôi”: vừa là ngời chứng kiến vừa là nhân vật tham gia trong truyện (Dì Hảo). Ngời kể chuyện đã khẳng định mối quan hệ của mình với nhân vật. Nam Cao thờng kể chuyện từ hiện tại quay trở về quá khứ rồi trở về thực tại. Nhân vật trong truyện ngắn của ông có cả nam và nữ, nhng ông dành tình cảm cho đối tợng nữ và trẻ em nhiều hơn. Họ là những ngời nông dân nghèo sống ở làng quê với cuộc sống khổ cực vất vả quanh năm.
Đọc tác phẩm của Nam Cao, ngời đọc không thể phủ nhận tính đa thanh phức điệu có trong tác phẩm của ông. Hình tợng ngời kể chuyện trong sáng tác Nam Cao luôn có sự dịch chuyển điểm nhìn: khi ở ngôi thứ nhất, khi ở ngôi thứ ba, đôi khi lại ở ngôi thứ hai. Cho nên việc sử dụng điểm nhìn đan xen, đồng
hiện, biến hoá linh hoạt tạo nên phong cách kể chuyện của Nam Cao. Chẳng hạn nh trong truyện ngắn “Lão Hạc”: ngời kể ở ngôi thứ nhất nhng từ trong câu chuyện vọng ra tiếng nói của nhiều ngời, nhiều tâm trạng đan xen quyện lẫn vào nhau.
- Ngôn ngữ miêu tả của Nam Cao giàu tính hiện thực
+ Tả ngời: Nam Cao tập trung vào bộ mặt, chọn lối đặc tả, tập trung khắc hoạ các yếu tố mang tính cá biệt. Nhân vật của Nam Cao không chỉ có cái tên xấu xí (đĩ Chuột, Lang Rận, mụ Lợi…) mà còn mang bộ mặt xấu xí
(Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận, mụ Lợi), không có cái gì nguyên vẹn, ngay ngắn, tròn trịa, đẹp đẽ.
+ Tả cảnh: Nam Cao ít khi tả cảnh, có chăng cảnh phải gắn với tâm trạng nhân vật bởi những câu chuyện của Nam Cao hầu nh chỉ là những dòng tâm lý vận động không ngừng.
+ Thời gian, không gian: Thời gian cũng là thời gian tâm lý. Nam Cao thể hiện rất tài tình và chân thật tâm lý ngời nông dân với cuộc sống ngột ngạt, bế tắc, đói khổ dằn vặt triền miên. Không gian tù túng, ngột ngạt nh một sợi dây vô hình trói buộc con ngời. Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các yếu tố thời gian và không gian trong quá trình sáng tạo tác phẩm của mình. Điều đó làm cho tác phẩm của Nam Cao mới thoạt nhìn bề ngoài nh rất phóng túng tuỳ tiện, nhng thực ra lại rất chặt chẽ vì chúng đợc chỉ đạo nhất quán bởi lối kết cấu theo quy luật phát triển tâm lý. Đó là thời gian của buổi chiều, buổi tối, đêm trăng. Thời gian buổi sáng đợc miêu tả cũng thờng dự báo cho một sự việc khác thờng, nặng nề diễn ra trong đó.
2.4.3. Về giọng điệu:
Các nhà văn nói chung thờng sử dụng một giọng điệu chủ đạo phù hợp với thái độ của mình. Nguyễn Công Hoan nổi bật với giọng điệu châm biếm hài hớc, Thạch Lam là giọng điệu nhẹ nhàng tinh tế, Vũ Trọng Phụng với giọng điệu trào lộng. Giọng điệu là một yếu tố quan trong đối với một tác giả bởi nếu thiếu một giọng điệu, nhà văn không thể tạo ra tác phẩm dù đã có đầy đủ các yếu tố khác.Với giọng điệu của Nam Cao là sự tổng hợp của nhiều chất liệu,
giọng điệu và không lẫn với bất cứ ai. Nam Cao không tạo ra một giọng điệu chủ đạo, thống lĩnh. Ông đã có đóng góp lớn trong việc đa thanh hoá giọng điệu tự sự. Việc sử dụng giọng điệu căn cứ vào đối tợng và hiện thực mà tác phẩm phản ánh. Nhng ngay trong một tác phẩm cụ thể, mỗi đoạn, mỗi tứ, vẫn có sự chuyển hoá giọng điệu tạo nên trữ lợng thẩm mĩ không vơi cạn trong sáng tác Nam Cao. Có tác phẩm chất giọng nghiêm nghị, trầm t, suy ngẫm nghiêng về các loại nhân vật mang phẩm chất đẹp (Lão Hạc). Nhng từ giọng điệu này có khi nhà văn đẩy đến mức độ cao thành sự khách quan, lạnh lùng, nghiêm nhặt (Một bữa no). Giọng điệu bi quan chua chát khi nói về những thất vọng và thất bại của con ngời (Dì Hảo). Giọng hài hớc, tự trào không nổi lên nh là giọng điệu chủ đạo trong sáng tác Nam Cao nhng với sắc thái riêng, ẩn hiện kín đáo nh một thứ duyên lặn vào trong đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của văn Nam Cao (Lang Rận). Truyện Nam Cao luôn thay đổi giọng điệu, trong đó có hai giọng cơ bản nhất: giọng tự sự lạnh lùng với những đại từ nhân xng có sắc thái dửng dng hay khinh bạc: hắn, y, thị… và giọng trữ tình sôi mổi tha thiết, thờng mở đầu bằng những thán từ nh “chao ôi”, “hỡi ôi”… Hai giọng văn đối lập nhau cứ chuyển hoá qua lại, tạo nên những trang viết thú vị, lôi cuốn. Và đằng sau giọng điệu ấy ngời đọc vẫn nhận ra nỗi xót thơng của nhà văn cho những kiếp ngời. Ngoài ra là giọng điệu khác nhau của các nhân vật đợc trần thuật bằng lời kể trực tiếp hay nửa trực tiếp.
Ví dụ:
< 124 > Lão Hạc ơi! lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. Lão đừng lo nghĩ gì cho cái vờn của lão.
( VII, tr 256) < 125 > Chao ôi! Buồn biết mấy?
( IX, tr 294) Có thể nói, nét độc đáo tạo nên phong cách Nam Cao là sự pha trộn tài tình các giọng điệu trong mỗi tác phẩm của ông. Ngời đọc nhận ra trên những trang viết của Nam Cao giọng khách quan lạnh lùng xen lẫn đồng cảm, sẻ chia,
giọng trữ tình đầy chất thơ hoà lẫn trong giọng văn xuôi phàm tục, giọng cay đắng chua chát xen lẫn hài hớc tự trào.
2.6. Tiểu kết chơng 2
Khảo sát đặc điểm câu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi rút ra những kết luận chính:
a. Về số lợng, truyện ngắn Nam Cao đã sử dụng cả câu trần thuật khẳng định và câu trần thuật phủ định. Trong đó, câu trần thuật khẳng định đợc Nam Cao sử dụng với số lợng lớn: 1749/2141 câu (chiếm 81,70%). Câu trần thuật phủ định: 392/2141 câu (28,30%).
b. Về nghệ thuật trần thuật, Nam Cao thờng chú trọng cách kể và tả, đa rất ít câu nhận xét. Câu trần thuật kể chiếm số lợng lớn nhất: 1719/2141 câu (chiếm 75,24%). Câu trần thuật miêu tả là: 422/2141 câu ( chiếm 19,71%). Câu nhận xét, đánh giá: 98 câu (5,05%).
c. Về nội dung trần thuật, trong câu trần thuật của Nam Cao thờng về cuộc sống nghèo đói của ngời nông dân ở nông thôn Việt Nam trớc cách mạng tháng Tám.
d. Về ngôn ngữ trần thuật, trong truyện ngắn Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu; là sự hoà âm, phối hợp của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và mang đậm chất triết lý.
đ. Về giọng điệu trần thuật, Nam Cao không tạo ra một giọng điệu chủ đạo thống lĩnh. Giọng điệu của Nam Cao là sự tổng hợp của nhiều chất liệu, giọng điệu và không lẫn với bất cứ ai.
Chơng 3
Đặc điểm câu trần thuật
trong truyện ngắn Nguyên Hồng