Câu mệnh lệnh cầu khiến

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu trần thuật trong truyện ngắn nam cao và truyện ngăn nguyên hồng luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 35 - 36)

c. Loại có hình thức là câu hỏi nhng mục đích không tơng ứng

1.3.2.3. Câu mệnh lệnh cầu khiến

Loại này đợc dùng để bày tỏ thái độ cầu khiến ( mong muốn ngời nghe thực hiện) hay mệnh lệnh ( bắt buộc ngời nghe phải thực hiện)

Theo tác giả Nguyễn Kim Thản: “ Câu cầu khiến nhằm mục đích nêu lên ý chí của ngời nói và đòi hỏi, mong muốn ngời nghe thực hiện những điều nêu ra trong câu cầu khiến” {34, tr 138}. Tác giả Diệp Quang Ban lại quan niệm: “ Câu mệnh lệnh đợc dùng để bày tỏ, muốn nhờ hay bắt buộc ngời nghe thực hiện đợc nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định” {2, tr 238}. Các tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Hoàng Văn Thung cho rằng: “ Câu mệnh lệnh- cầu khiến nói lên ý muốn, lời cầu mong, mệnh lệnh của ngời nói truyền đạt cho ngời đối thoại với mục đích yêu cầu ngời đối thoại thực hiện”{Dẫn theo 24}. Nh vậy, các tác giả ngữ pháp truyền thống đều thống nhất kiểu câu mệnh lệnh- cầu khiến, tuy vậy họ cha đi sâu miêu tả kĩ kiểu câu này. Xét trên những nét ý nghĩa lớn, chúng tôi thấy có hai nhóm lớn là câu mệnh lệnh và câu cầu khiến.

a. Câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh thờng sử dụng những động từ nh: cút, thôi, xéo, đi, bớc, ra, vào… kèm ngữ điệu mạnh nhằm thể hiện thái độ dứt khoát của ngời nói bắt ngời nghe thực hiện.

Ví dụ:

- Cái Gái đâu! Dẹp mâm đi mày.

(Trẻ con không đợc ăn thịt chó- Nam Cao) b. Câu cầu khiến

Kiểu câu này thể hiện nguyện vọng của ngời nói hớng đến ngời nghe, mong ngời nghe thực hiện hành vi đề nghị

Ví dụ:

- Con đi lấy cho thầy cái ghế buộc giậu, với sợi thừng ở gác bếp để thầy mắc lại cái võng, thế này cao quá.

( Nghèo- Nam Cao)

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu trần thuật trong truyện ngắn nam cao và truyện ngăn nguyên hồng luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w