1.3.1. Vấn đề định nghĩa câu
Câu không phải đơn vị có sẵn nh từ mà là một đơn vị do ngời nói dùng từ cấu tạo nên trong quá trình suy nghĩ thông báo.
Về định nghĩa câu, từ trớc đến nay có trên 300 định nghĩa ( theo thống kê của A. Akhmanôva- Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học). Aristôt từ thời cổ đại Hi Lạp đã định nghĩa: “ Câu là một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận trong đó cũng có ý nghĩa độc lập.” Còn học phái Alêxanđri, thế kỉ III- II TCN đã nêu định nghĩa: “ Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một t tởng trọn vẹn” (Dẫn theo{28, tr 138}). Đây là định nghĩa thể hiện đợc chức năng ý nghĩa của câu. Do khá đơn giản dễ hiểu nên cho đến nay định nghĩa này vẫn đợc sử dụng khá phổ biến.
ở Việt Nam, thời kì đầu nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, các nhà nghiên cứu không vợt qua phạm vi này. Trớc cách mạng, Trần Trọng Kim cho rằng: “ Câu lập thành do một mệnh đề có nghĩa lọn hẳn hoặc hai hay nhiều mệnh đề” {23, tr 324}. Định nghĩa này cha thoả đáng vì tác giả cha giải thích mệnh đề là gì.
Sau cách mạng, Nguyễn Lân định nghĩa: “ Nhiều từ hợp lại mà biểu thị một ý dứt khoát về động tác, tình hình hoặc tính chất thì gọi là một câu” {23, tr 324}. Mặc dù đã có sự phát triển so với trớc cách mạng song định nghĩa này còn có chỗ cha thoả đáng: Câu có nhất thiết phải “ nhiều từ hợp lại” không? Có phải trờng hợp nào câu cũng diễn đạt “ một ý dứt khoát”?
Nh vậy, những định nghĩa trên đã quan tâm đến mặt ý nghĩa nhng lại bỏ qua mặt hình thức biểu thị câu cũng nh cấu tạo của câu.
Thế kỉ XVIII Condillac cho rằng: “ mọi lời nói đều là phán đoán hay một chuỗi phán đoán. Mà phán đoán diễn đạt bằng các từ, chính là cái mà ngời ta gọi là mệnh đề. Vậy mọi lời nói đều là một mệnh đề hay một chuỗi mệnh đề”. Định nghĩa này chỉ phù hợp với việc nhận diện câu về mặt lôgíc.
Tác giả E.Sapia ( 1921) định nghĩa câu: “ Câu là một hành động ngô ngữ diễn đạt một hành động của t duy”{23, tr 323}. Việc định nghĩa câu dựa trên h- ớng triển khai của t duy đã dẫn đến việc phân loại câu theo cấu trúc nghĩa, cấu trúc đề- thuyết. T duy chọn cái gì xuất phát điểm là phần đề, còn t duy triển khai cái gì thì đó là phần thuyết. Tác giả Cao Xuân Hạo đã chọn cách phân loại này để phân loại câu theo cấu trúc.
Tác giả Nguyễn Kim Thản không đa ra một định nghĩa trực tiếp mà chọn định nghĩa về câu của V.V.Vinogadov: “ Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói đợc hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng để cấu tạo, biểu thị t tởng. Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của ngời nói với hiện thực”{22, tr 100}. Ông cho rằng đây là định nghĩa xác đáng hơn cả. Định nghĩa này đã đi vào đúng bản chất của câu, đó là xem xét mặt nội dung của câu, mối liên hệ của câu với hiện thực nhng lại bỏ qua mặt hình thức của câu.
Diệp Quang Ban định nghĩa: “ Câu là đơn vị nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp ( bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tơng đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của ngời nói, giúp hình thành biểu hiện, truyền đạt t tởng, tình cảm. Câu đồng thời là thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”{2, tr 107}
Trung tâm KHXH và nhân văn Quốc Gia cũng đa ra định nghĩa câu tơng tự: “ Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn, dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình t duy, thông báo; nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp, và có tính
chất độc lập.”{38, tr 207}. Định nghĩa của Diệp Quang Ban Và TTKHXH đều có đề cập đến đặc điểm cấu tạo, ngữ điệu và chức năng của câu nhng cha đề cập đến mối quan hệ với ngời sử dụng.
L.C.Thompson, ngợc lại đa ra định nghĩa câu về phơng diện hình thức mà bỏ qua mặt nội dung: “ ở trong tiếng Việt, các câu đợc tách ra khỏi nhau bởi những ngữ điệu kết thúc. Một đoạn có một hay nhiều nhóm nghỉ, kết thúc bằng một ngữ điệu kết thúc hay đứng sau một sự im lặng hay tiếp một đoạn khác cũng nh vậy là một câu. Sự độc lập của những yếu tố nh vậy, đợc phù hiệu hoá trong chữ viết bởi cách dùng một chữ hoa ở đầu câu và một dấu kết thúc( dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ở cuối câu){ Dẫn theo 15, tr 85}
Định nghĩa này gần gũi với định nghĩa của F.F. Fotunatov: “ Câu là một tổ hợp từ với một ngữ điệu kết thúc”{22, tr 101}. Cách định nghĩa này mới chỉ thuần tuý dựa trên tiêu chí hình thức mà bỏ qua tiêu chí ý nghĩa, cũng nh cấu tạo của câu.
Lấy mục đích giao tiếp làm cơ sở, Trơng Văn Chình chọn định nghĩa của A. Meillet làm định nghĩa: “ Câu là tổ hợp tiếng dùng để diễn tả một sự tình có quan hệ với nhau, tổ hợp ấy tự nó tơng đối đầy đủ ý nghĩa, và không phụ thuộc về ngữ pháp vào một tổ hợp nào khác.”{23, tr 323} Định nghĩa này đã chú trọng đến nội dung do câu biểu thị, nhng lại cha đề cập đến mặt cấu tạo ngữ pháp của câu.
Trong những năm cuối thế kỉ XX, các nhà ngữ pháp học đã nhận thấy những hạn chế trong các quan niệm về câu chỉ dựa vào hình thức hoặc nội dung ý nghĩa. Chính vì vậy, họ đã chọn cách định nghĩa của Diệp Quang Ban đáp ứng đồng thời cả hình thức và nội dung. Tuy vậy, định nghĩa này còn khá rờm rà cha ngắn gọn.
Chúng tôi lựa chọn định nghĩa sau: “ Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, đợc gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo
hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc.” {22, tr 101}