Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 36 - 38)

2. Công nghiệp – xây dựng 3 Nông lâm ngư nghiệp

2.1.5.1.Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

2.1.5.1.1. Hệ thống giao thông

Thừa Thiên Huế nằm ở trung độ của cả nước, trên trục hành lang Đông -Tây, nối với Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam và biển Đông, với hệ thống giao thong thuận lợi; là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đồng thời là một trung tâm văn hóa du lịch lớn của cả nước. Thừa Thiên Huế được nối với cả nước và khu vực qua hệ thống đường quốc lộ 1A và quốc lộ 49, đường sắt xuyên Việt, hải cảng Thuận An và Chân Mây và sân bay quốc tế Phú Bài.

• Đường bộ: hệ thống đường bộ của Thừa Thiên Huế, bao gồm các đoạn tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường ven đô thị, đường nội thị… đang dần được hoàn thiện để phục vụ phát triển kinh tế tỉnh nhà, trong đó có du lịch. Đặc biệt, Huế nằm trên con đường di sản miền Trung, nối liền năm di sản thế giới trong đó có một di sản thiên nhiên (Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình), ba di sản văn hóa thế giới (quần thể di tích Huế, Phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn) và một di sản văn hóa phi

vật thể ( nhã nhạc cung đình Huế). Bên cạnh đó, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, bắt đầu từ biên giới Myanma – Thái Lan chạy qua bảy tỉnh của Thái Lan, sang Lào rồi đến cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), đã tạo nên lợi thế cho Huế phát triển du lịch. Tuyến hành lang Đông – Tây này đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ Thái Lan và Lào theo chương trình du lịch Caravan trong những năm gần đây.

Tuy vậy, hệ thống giao thông của Thừa Thiên Huế cũng bộc lộ không ít bất cập như chất lượng đường sá thấp và liên tục xuống cấp, hệ thống đường sá và cầu cống hẹp đã phần nào gây không ít khó khăn trong việc lưu chuyển khách tham quan ở Huế, đặc biệt các loại xe có trọng tải lớn.

• Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2 km đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển khách du lịch đến tham quan Huế. Đặc biệt, ga Huế cách trung tâm thành phố chưa đầy 1km, rất thuận tiện cho việc đi lại của du khách.

• Đường hàng không: Sân bay quốc tế Phú Bài vừa được nâng cấp để có thể đón được các loại máy bay lớn như Boeing 777, 737, 767, Airbus 321, 320… Đặc biệt ngày 13/2/2007, Bộ giao thông vận tải đã có thông báo số 97/TB-BGTVT đồng ý xem xét triển thai các thủ tục công bố và giao Cục hàng không Việt Nam triển khải thủ tục điều chỉnh quy hoạch và lập đề án về việc công bố Cảng Hàng không Phú Bài là Cảng Hàng không quốc tế.

• Đường biển: Hiện tại Thừa Thiên Huế có hai cảng chính là nguồn bổ sung khách du lịch quốc tế và hang hóa quan trọng để phục vụ du lịch. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía Bắc, có khả năng tiếp nhận tàu 1.000 tấn, được Nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế khoảng 49 km về phía Nam với lợi thế nằm trên trục giao thông Bắc – Nam và tuyến hành lang Đông – Tây, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế thu hút du khách quốc tế đến tham quan. Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đón rất nhiều khách du lịch quốc tế cập cảng Chân Mây để từ đó khách có thể đi tham quan Huế, Đà Nẵng, Hội An.

2.1.5.1.2. Hệ thống cung cấp điện

Hiện nay, Thừa Thiên Huế nhận điện từ hệ thống điện quốc gia qua các tuyến đường dây 110 KV Đà Nẵng – Huế, tuyến Đồng Hới – Huế và đường dây mạch đơn

220KV Hòa Khánh – Huế. Để chủ động trong việc cung cấp nguồn điện phục vụ sinh hoạt và kinh doanh, trong đó có du lịch, Thừa Thiên Huế đã xây dựng ba nhà máy thủy điện và đã đi vào hoạt động đó là nhà máy thủy điện Bình Điền, hường Bình và đặc biệt là nhà máy thủy điện A Lưới được xem là công trình thủy điện lớn nhất trên địa bàn tỉnh với công suất 170MW, sản lượng điện bình quân hàng năm 686,5 triệu KWh, cung cấp nguồn điện đáng kể cho mạng lưới điện quốc gia.

2.1.5.1.3. Hệ thống cấp thoát nước

Thành phố Huế có hai nhà máy nước sạch hoạt động cung cấp nước sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là nhà máy nước Quảng Tế - với công suất 24.300m3/ngày đêm và nhà máy nước Giã Viên – với công suất 14.400m3/ngày đêm. Cả hai nhà máy này đều lấy nước từ sông Hương. Hệ thống cấp thoát nước của Huế về cơ bản đáp ứng đầy đủ cho việc kinh doanh nói chung và du lịch nói riêng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 36 - 38)