Thực trạng kinh doanh du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 1 Tình hình du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 41 - 43)

2. Công nghiệp – xây dựng 3 Nông lâm ngư nghiệp

2.2.Thực trạng kinh doanh du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 1 Tình hình du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế

2.2.1. Tình hình du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo kịp thời từ Trung ương đến các cấp lãnh đạo của tỉnh nên ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng phát triển với tốc độ khá cao và đã đạt những thành tựu nổi bật. Ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước đa dạng hóa về các loại hình du lịch, không chỉ dừng lại ở việc khai thác các tour du lịch văn hóa thuần túy mà còn tập trung mở rộng nhiều loại hình du lịch mới như du lịch sinh thái đến các điểm du lịch ở Nam Đông, tham quan trên phá Tam Giang, tuyến du lịch sinh thái đến bán đảo Sơn Chà…; các tour du lịch đến các địa điểm lịch sử cách mạng ở A Lưới… Ngoài ra, ngành du lịch tỉnh nhà đã từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

Số liệu trong biểu đồ 1 và bảng 4 chúng ta thấy rằng lượng khách du lịch quốc tế đến Huế không ngừng tăng lên qua từng năm. Ngoại trừ năm 2009 do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch bệnh kéo dài và những thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra đã làm cho lượng khách quốc tế giảm khá mạnh, giảm gần 24% so với năm 2008. Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp cụ thể, chủ động và hiệu quả, du lịch Thừa Thiên Huế đã từng bước vượt qua khó khăn, hạn chế đà suy giảm và đang cho thấy dấu hiệu hồi phục, nhất là vào những tháng cuối năm 2009, có tháng tăng 30 - 40%. Qua năm 2010 đánh dấu sự trở lại của du lịch Huế sau thời kỳ khủng hoảng, lượng khách

quốc tế đến Huế đã tăng 11350 tương ứng tăng 8%, lượt khách so với năm 2009. Mặc dù lượng khách quốc tế vẫn thấp hơn so với năm 2007 và 2008 nhưng lượng khách quốc tế có dấu hiệu tăng, đó là tín hiệu tốt cho ngành du lịch tỉnh nhà.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân đối với du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2010 là khá cao, đạt 13,52%, so với cả nước là 9%. Đây là một tín hiệu đáng mừng và ghi nhận sự nỗ lực của ngành du lịch tỉnh nhà. Tuy nhiên số lượng khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế vẫn còn khá khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng vốn có bởi vì Thừa Thiên huế là nơi hội tụ nhiều tài nguyên du lịch bao gồm cả vật thể và phi vật thể.

Biểu đồ 1: Lượt khách du lịch quốc đến Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2006 – 2010

nguồn: sở văn hóa – thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế

Bảng 6: Tốc độ tăng của khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2010

ĐVT: % nguồn: sở văn hóa – thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế

Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực miền Trung, nơi tập trung

đến sáu di sản thế giới. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế năm 2010 chỉ bằng 12,13% so với lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Điều này có nghĩa là cứ 100 khách du lịch quốc tế đến Huế thì chỉ có khoảng 12 người đến Thừa Thiên Huế. Con số này so với lượt khách quốc tế đến Quảng Nam thì đáng để chúng ta suy nghĩ. Về thời gian, du lịch Quảng Nam phát triển sau Thừa Thiên Huế. Hơn nữa, về tài nguyên du lịch

2006 2007 2008 2009 2010

thì Quảng Nam không bằng Thừa Thiên Huế nhưng khách quốc tế đến Quảng Nam du lịch hằng năm luôn lớn hơn Huế. Tính riêng năm 2010, Quảng Nam đón 1,17 triệu lượt khách quốc tế trong khi Thừa Thiên Huế chỉ đón được 612463 lượt khách, chỉ bằng 52,35% số lượt khách so với Quảng Nam.

Về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế theo quốc tịch giai đoạn 2006 – 2010 có một số thay đổi trong đó sự tăng trưởng mạnh của một số thị trường khách quốc tế. Trong năm 2010, Thừa Thiên Huế đã đón và phục vụ hàng trăm ngàn lượt khách quốc tế chủ yếu đến từ các thị trường Thái Lan chiếm 18,6%, Pháp 16,7%, Úc 9,6%, Đức 7,7%, Mỹ 7,2%, Anh 6,5%, Nhật 4,4%... Trong đó, thị trường Thái Lan có tốc độ tăng trưởng 28%, một số thị trường tuy chiếm thị phần nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2009 như thị trường Đài Loan tăng hơn 04 lần, Lào tăng 21%, Úc 7%, Trung Quốc 5%. Chúng ta có thể thấy rằng, thị trường Tây Âu bao gồm các nước Pháp, Đức, Anh… vẫn là thị trường chính đối với du lịch Thừa Thiên Huế. Đặc biệt Pháp là nguồn khách chủ yếu bởi vì Pháp có mối liên hệ lịch sử lâu đời với vùng đất Cố Đô. Khách thuộc thị trường Tây Âu thường đến Huế tham quan chủ yếu là theo loại hình du lịch văn hóa. Đây vẫn được xem là thị trường tiềm năng của du lịch Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh thị trường Tây Âu thì trong những năm gần đây, khách quốc tế đến Huế ở các thị trường khác đều có xu hướng tăng đặc biệt là thị trường Thái Lan (tăng 3,6%). Mặc dù khả năng chi tiêu không cao bằng các thị trường khác nhưng thị trường này không đòi hỏi cao về chất lượng, số lượng khách tương đối lớn, có nhiều thuận lợi về mặt địa lý và có sự tương đồng về mặt địa lý và có sự tương đồng về mặt văn hóa. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Tuy nhiên, lượng khách quốc tế Nhật Bản – nguồn khách có khả năng chi tiêu cao, đặc biệt là khả năng mua sắm lại có xu hướng giảm. Năm 2001 chúng ta đón được 39.515 lượt khách Nhật Bản, chiếm gần 17% trong tổng số khách. Lướng khách giảm dần qua các năm và chỉ còn là 20.884 lượt khách năm 2006, chiếm 4,79% và năm 2010 là 26948 lượt khách, chiếm 4,4%. Đây là một xu hướng không tốt, đòi hỏi ngành du lịch tỉnh cần có những biện pháp để thu hút nguồn khách du lịch này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 41 - 43)