Phân tích các thuộc tính kỳ nghỉ trong mô hình HOLSAT

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 51 - 52)

2. Công nghiệp – xây dựng 3 Nông lâm ngư nghiệp

3.3.2. phân tích các thuộc tính kỳ nghỉ trong mô hình HOLSAT

Như đã trình bày ở trên, Các thuộc tính kỳ nghỉ có thể được định nghĩa là các đặc điểm chính để đo lường chất lượng dịch vụ tại một điểm đến. Các thuộc tính này được lựa chọn chủ yếu dựa vào các chủ đề chính là: “Các điểm tham quan” (Attractions), “Hoạt động” (Activities), “Tiếp cận” (Accessibility), “Chỗ ở” (Accommodation), “Tiện nghi” (Amenity). Năm “A’s” này góp phần vào việc xác định tính hấp dẫn tại một điểm đến. Là một công cụ đo lường chất lượng dịch vụ, nét đặc trưng của mô hình HOLSAT là khả năng so sánh cảm nhận của du khách sau khi đi du lịch với kỳ vọng ban đầu của họ tại một điểm đến. Sau khi thu thập số liệu đầy đủ, tiến hành chạy kiểm định Pair - Samples T Test đối với kỳ vọng và cảm nhận trên cùng một thuộc tính. Kết quả thu được sẽ được biểu diễn trên ma trận của mô hình HOLSAT. Theo Tribe and Snaith (1998), các thuộc tính tích cực và tiêu cực được quy định như sau:

• Đối với các thuộc tính tích cực, một sự chênh lệch âm giữa “Cảm nhận” và “Kỳ vọng” cho thấy du khách không có được sự hài lòng. Ngược lại, giá trị chênh lệch đó là dương chứng tỏ sự cảm nhận của du khách đã vượt quá sự kỳ vọng ban đầu hay nói cách khác du khách đã có được sự hài lòng.

• Đối với các thuộc tính tiêu cực, việc áp dụng hoàn toàn ngược lại so với các thuộc tính tích cực. Chênh lệch giữa cảm nhận và kỳ vọng có giá trị âm, điều này có nghĩa làm tăng sự hài lòng của du khách. Tương tự như vậy, chênh lệch này có giá trị dương chứng tỏ du khách không cảm thấy hài lòng hay nói cách khác cảm nhận không như mong đợi ban đầu của họ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 51 - 52)