Vài nét về du lịch thế giớ

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

Du lịch thế giới đã phục hồi và lấy lại được đà tăng trưởng sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Ông Taleb Rifai phát biểu: “ Sự phục hồi của du lịch thế giới là những dấu hiệu đáng mừng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển dựa vào các lĩnh vực tạo ra doanh thu và việc làm”. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho đời sống kinh tế của người dân ngày càng cao, thời gian

nhàn rỗi nhiều dẫn đến nhu cầu đi du lịch ngày càng đông. Số lượng khách du lịch đến các vùng được phản ánh trong bảng 1.

Bảng 1: Ước tính của UNWTO về lượt khách du lịch quốc tế đến các châu lục/Vùng

Thời điểm Dự đoán Tốc độ tăng tính (triệu lượt thị phần trưởng bình Châu lục (triệu lượt khách) quân hàng năm

/Khu vực khách) (%) (%) 1995 2010 2020 1995 2020 1995-2020 Châu Phi 20 49 77 3,6 5,0 + 5,5 Châu Mỹ 110 151 282 19,3 18,1 + 3,8 Châu Á và TBD 99 204 485 17,3 31,0 + 6,5 Châu Âu 336 471 717 59,8 45,9 + 3,1 Thế giới 565 875 1561 100 100 + 4,7 (Nguồn: UNWTO)

Bảng 1 cho chúng ta thấy rằng số lượng khách đi du lịch quốc tế trên thế giới tăng nhanh theo thời gian và theo dự đoán đến năm 2020, lượng khách du lịch của thế giới sẽ đạt con số khoảng 1.561 triệu lượt khách (nguồn: UNWTO).

Châu Âu luôn là điểm thu hút nhất đối với du khách quốc tế đến tham quan mặc dù tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm chỉ 3,1% nhưng nếu tính ra số lượng du khách thì rất lớn. Trong đó, Pháp đón nhiều du khách nước ngoài nhất (hơn 78,9 triệu lượt năm 2010), tiếp đó là Tây Ban Nha (gần 53 triệu lượt năm 2010).

Mức độ phát triển ngoạn mục nhất thuốc về Châu Á - Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm lên đến 6,5%, tăng từ 99 triệu lượt năm 1995 lên đến 204 triệu lượt năm 2010 và dự đoán số lượng du khách đón được năm 2020 là 485 triệu lượt khách.

Nhìn chung, sự phát triển của ngành du lịch thế giới trong bốn thập kỷ qua trở thành một hiên tượng thời đại. Nếu vào những năm 1970, con số khách du lịch quốc tế

chỉ đạt 180 triệu lượt khách thì bốn mươi năm sau con số này đã lên đến 935 triệu lượt khách.

Du lịch đã đem lại một nguồn doanh thu rất lớn cho các quốc gia trên thế giới. Theo ước tính, năm 2008 du lịch thế giới thu được khoảng 944 tỷ USD. Riêng đối với châu Á, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, giúp tái định hình các nền kinh tế, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc lâu nay của các nền kinh tế trong khu vực và kĩnh vực chế tạo và xuất khẩu. Theo UNWTO, năm 2008 du lịch đã mang lại cho các nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 209 tỷ USD (nguồn: international tourism in the

OIC countries 2010).

Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch sẽ kéo theo sự gia tăng công ăn việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, góp phần cho sự phát triển bền vững. phát biểu tại Diễn đàn Du lịch Thế giới vì hòa bình và phát triển bền vững họp tại Brazil, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo nhận định: “Du lịch đang ngày càng trở thành một trong những công cụ có hiệu

quả nhất trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo trên thế giới do tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới” (nguồn: TTXVN, ngày 05/12/2006).

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 25 - 27)