II KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 104 - 108)

Việc cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch cũng như thu hút thêm nhiều du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế để góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà đòi hỏi cần có sự quan tâm, hỗ trợ và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Do đó, chúng tôi mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau:

1. Đối với tổng cục du lịch Việt Nam

- Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho từng đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Do đó, tổng cục du lịch cần phải kết hợp với các đơn vị du lịch để có các biện pháp kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch, nâng cao sự hài lòng cho du khách. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp được các đơn vị du lịch lại với nhau để tạo ra sức mạnh tập thể để thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch có hiệu quả hơn.

- Tổng cục du lịch cần đầu tư nhiều hơn nữa trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Thực hiện quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới:

+ Tổng cục Du lịch Việt Nam nên đề nghị Chính phủ tăng chi phí cho xúc tiến du lịch. Tổng chi phí dành cho xúc tiến quảng bá du lịch năm 2007 được duyệt là 20 tỷ đồng, mức chi phí này là quá thấp chỉ bằng một đợt chi phí mà Thái Lan tham gia hội chợ du lịch IBT ở Đức. Năm 2006 Thái Lan dành đến 1 tỷ USD cho công tác xúc tiến du lịch. Trong khi đó, Malaysia bỏ ra 60 triệu USD /năm để tuyên truyền quảng bá slogan: “Truly Asia”.

+ Bên cạnh đề nghị tăng chi phí cho công tác xúc tiến du lịch, Tổng cục Du lịch cũng có thể tự huy động “vốn” để quảng bá hình ảnh bằng cách thu trực tiếp từ du khách. Singapore đã áp dụng mô hình này thành công và chúng tôi cho rằng VNAT có thể thực hiện ý tưởng này tại Việt Nam. Ví dụ năm 2010 có hơn 5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và nếu ý tưởng mỗi du khách đóng góp 1 USD thì chúng ta có hơn 5 triệu USD cho công tác quảng bá năm 2010.

+ Đã đến lúc chúng ta phải thuê các công ty hoặc cá nhân nước ngoài để làm công tác xúc tiến quảng bá. Việc tận dụng khả năng marketing chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt tâm lý và nhu cầu của du khách quốc tế sẽ làm cho công tác xúc tiến

quảng bá của Việt Nam có hiệu quả hơn. Đặc biệt cần tranh thủ ý kiến của các chuyên gia du lịch nước ngoài khi xây dựng các tập gấp giới thiệu và slogan cho du lịch Việt Nam. Chúng ta còn nhớ một slogan đơn điệu và không ấn tượng của du lịch Việt Nam năm 2005 “Welcome to Vietnam” (hãy đến với Việt nam). Rồi slogan mới ra đời năm 2006 “Vietnam – the hidden charm” (Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn). Slogan này có thể nói là một bước tiến đối với du lịch Việt Nam và mới chỉ phần nào được quảng bá rộng rãi đến du khách thì VNAT lại đề nghị thay đổi một phần bằng cách thêm chữ “s” sau chữ “charm” để thành “Vietnam – the hidden charms”. Chúng tôi cho rằng, việc quyết định slogan cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, tránh thay đổi nhiều vì vừa tốn chi phí vừa mất đi tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá.

+ Nhanh chóng thành lập các văn phòng đại diện của VNAT tại các thị trường trọng điểm để quảng bá hình ảnh điểm đến của Việt Nam như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Phối hợp với hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam và các Sở du lịch để tổ chức các đoàn FAMTRIP quan trọng đến Việt Nam để tìm hiểu, quảng bá du lịch Việt Nam.

+ Phối hợp với các Sở du lịch và các doanh nghiệp du lịch để tham gia các hội chợ du lịch lớn được tổ chức ở nước ngoài hằng năm.

- Đề xuất với Chính phủ xem xét miễn phí thị thực (visa) du lịch cho thêm nhiều nước khác để thu hút thêm khách du lịch đến Việt Nam.

- Phối hợp cùng với cơ quan Hải quan để rà soát lại các thủ tục, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, thái độ đón tiếp du khách niềm nở và thân thiện… tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách khi nhập và xuât cảnh.

2. Đối với UBND và sở du lịch tỉnh Thừa Thiên huế

- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần có nhiều chính sách ưu đãi để huy động vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch. Hiện nay chính sách kêu gọi vốn đầu tư của tỉnh còn yếu so với các địa phương khác trong cả nước, nhất là nguồn lực từ nước ngoài. Bên cạnh đó, cần xây dựng và triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về du lịch để tạo môi trường thuận lợi nhằm huy động nguồn lực phát triển du lịch.

- UBND và Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cần phối hợp đồng bộ với Đà Nẵng và Quảng Nam để thúc đẩy du lịch của ba tỉnh cùng phát triển, không nên để tình trạng mạnh ai nấy làm như hiện nay.

- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần ưu tiên đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, sân bay quốc tế, nhà vệ sinh công cộng để phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích cá đơn vị trong và ngoài nước đầu tư nhiều về các cơ sở vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu của du khách, tăng khả năng chi tiêu của du khách và kéo dài thời gian lưu trú của du khách ở Huế.

- Nhanh chóng thành lập một khu vực mua sắm tập trung để bày bán các mặt hàng lưu niệm, các quầy hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Huế để tăng khả năng mua sắm của du khách khi đến Huế. Bên cạnh đó, việc tổ chức các tour du lịch đến các chợ địa phương để du khách có thể tự do mua sắm là vấn đề mà du lịch Huế cần phát huy. Ngoài ra cũng nên triển mô hình chợ đêm nhằm cung cấp và quảng bá những sản phẩm và các món ăn đặc trưng của Huế với nhiều hoạt động mua bán, vui chơi giải trí sôi động để tạo được nét đặc trưng cho khu chợ đêm.

- Sở Du lịch Thừa Thiên Huế nên đề nghị UBND tỉnh tăng ngân sách dành cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Việc tổ chức quảng bá như in ấn các tập gấp quảng cáo, các CD về du lịch Huế, phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh để tham gia các hội chợ su lịch trong và ngoài nước… cần được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

- Sở du lịch cần nhanh chóng xây dựng trang web để quảng bá thông tin và hình ảnh về du lịch Huế cũng như việc có các biện pháp giới thiệu về Huế tại sân bay, nhà ga, bến xe…

- Sở Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh để khảo sát, xây dựng và khai thác thêm nhiều các sản phẩm du lịch mới để đa dạng hóa các loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Sở Du lịch phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh để có các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho nhân viên phục vụ trong ngành du lịch.

- Nhanh chóng phối hợp với các cơ quan hữu quan để có các biện pháp hữu hiệu, tích cực, thậm chí chế tài để chấm dứt các hiện tượng đeo bám du khách, tình

trạng ăn xin trên đường và tại các điểm tham quan và đặc biệt là nạn cướp giật để đảm bảo tính an toàn cho khách khi đến Huế tham quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS Bùi Thị Tám (2009), Giáo trình Marketing du lịch. Nhà xuất bản đại học Huế.

[2] PGS.TS Lê Thế Giới (2006), Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng. Nhà xuất bản thống kê.

[3] Võ Lê Hạnh Thi (2010), Ứng dụng mô hình HOLSAT để đánh giá sự hài

tập báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa họclần thứ 7, Đại học Đà Nẵng năm 2010.

[4] Đỗ Văn Chung (2006), Nghiên cứu đặc điểm du khách quốc tế và các giải

pháp nhằm thu hút họ đến Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, trường

đại học kinh tế Huế.

[5] Trần Thị Như Châu (2009), Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch

vụ môi giới chứng khoán. Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học kinh tế TP.HCM.

[6] Nguyễn Huy Phong, Phạm Ngọc Thúy (2007), trường đại học bách khoa – ĐHQG – HCM, SERVQUAL hay SERVPERF – một nghiên cứu so sánh trong ngành

siêu thị bán lẻ Việt Nam, Science & Technology Development, Vol 10, No.08 – 2007.

[7] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

Tài liệu bằng tiếng anh:

[1] Thuy-Huong Truong and Peter John Gebbie ( 2007), Tourism management

in the 21st century. Nova Science Publishers, Inc. New York.

Một số trang web tham khảo: http://www3.thuathienhue.gov.vn/ http://www.huecity.gov.vn/ http://unwto.org/ http://www.vietnamtourism.gov.vn/ http://www.gso.gov.vn/ http://svhttdl.hue.gov.vn/

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w