Tài nguyên du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 34 - 36)

2. Công nghiệp – xây dựng 3 Nông lâm ngư nghiệp

2.1.4.Tài nguyên du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn và khả năng thu hút lớn đối với khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Tài nguyên du lịch Thừa Thiên Huế có thể chia làm hai loại như sau:

2.1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

• Tài nguyên du lịch biển: với các bãi biển đẹp như Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương, Hàm Rồng, Quảng Ngạn (Quảng Điền), Phong Hải – Điền Lộc (Phong Điền), Vinh Thanh – Tư Hiền…

• Các thắng cảnh như đèo Hải Vân, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, đồi Thiên An, hồ Thủy Tiên, núi Ngọc Trản, núi Thiên Thai…

• Các nguồn nước khoáng có công năng chữa bệnh như Thanh Tân, Mỹ An, Hương Bình, A Roàng, Thanh Phước và Tân Mỹ.

• Các điểm du lịch sinh thái như vườn quốc gia Bạch Mã, thác Phướn, thác Mơ, thác Trượt, thác Kazan, khu bảo tồn tự nhiên Phong Điền, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước tràm chim Bắc Biên (Quảng Điền), các điểm du lịch sinh thái khu vực Nam Đông…

• Các điểm du lịch sông nước, đầm phá, sinh thái hồ như sông Hương, phá Tam Giang, hồ Truồi, đầm Lập An, đầm Cầu Hai, cồn Giã Viên, cồn Hến…

2.1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Thừa Thiên Huế với tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, là một trong ba vùng du lịch lớn của Việt Nam vơi nhiều thắng cảnh kỳ thú hữu tình, đầy sức quyến rũ.

Nói đến Thừa Thiên Huế là nói đến quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng… các di tích này vẫn giữ nét uy nghi cổ kính, trang nghiêm và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

Bên cạnh đó nghệ thuật truyền thống Huế rất phong phú đa dạng, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong long du khách. Nói đến nghệ thuật truyền thống là nói đến ca Huế với các làn điệu dân ca mang tính chất trữ tình ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng. Chính giá trị đặc sắc về văn hóa mà nhã nhạc cung đình Huế bao gồm giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc… đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tạo nên lợi thế để du lịch Huế phát triển.

Nghệ thuật ẩm thực Huế cũng là một sản phẩm không thể thiếu trong chuyến đi của du khách. Món ăn của Huế rất phong phú, mang bản sắc độc đáo của địa phương. Có những món ăn sang trọng như những món ăn trong cung đình, cũng có những món ăn rất giản dị như cơm Hến, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc với màu sắc hấp dẫn.

Thừa Thiên Huế cũng có rất nhiều lễ hội dân gian găn liền với tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện tinh thần thượng võ và khát vọng đối với cuộc sống. Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội vật làng Sình, lễ hội điện Hòn Chén, lễ Phật đản và lễ Vu Lan của phật giáo, lễ giáng sinh của Thiên chúa giáo và nhiều lễ hội dân gian khác thu hút rất nhiều du khách và người dân địa phương tham gia. Bên cạnh lễ hội dân gian thì lễ hội triều đình như lễ tế đàn Nam Giao, lễ vinh quy bái tổ, lễ đại triều, lễ đăng quang… đang dần dần được khôi phục để trở thành những sản phẩm độc đáo của du lịch Huế, đặc biệt nhằm phục vụ cho các kỳ Festival văn hóa diễn ra hai năm một lần ở Huế.

Thừa Thiên Huế đang cố gắng duy trì và khôi phục các làng nghề và nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt, hai năm một lần vào các năm lẻ, Thừa Thiên Huế tổ chức Festival làng nghề truyền thống nhằm tôn vinh các nghệ nhân và nhằm tạo ra thêm các sản phẩm du lịch bổ sung cho du lịch Huế phát triển. Các loàng nghề thủ công nổi tiếng của Huế phải kể đến đó là đúc đồng, thêu ren, kim hoàn, nón lá,chạm trổ…

Ngoài ra Huế còn có them nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa như nhà vườn Huế, văn hóa của các dân tộc thiểu số, các địa danh lịch sử giàu truyền thống cách mạng…

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 34 - 36)