Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 38 - 41)

2. Công nghiệp – xây dựng 3 Nông lâm ngư nghiệp

2.1.5.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.1.5.2.1. Hệ thống các nhà hàng

Cùng với sự phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế, hàng loạt nhà hàng ra đời phục vụ đầy đủ các món Âu – Á, đặc biệt các món ăn cung đình Huế. Tuy nhiên, phần lớn các nhà hàng này có quy mô nhỏ, thiết kế đơn giản, trang trí nội thất chưa hấp dẫn, ngoại trừ các nhà hàng ở một vài khách sạn lớn. Bên cạnh đó, hiện nay ở Huế vẫn chưa có các nhà hàng sang trọng về thiết kế lẫn tiện nghi, có phong cách riêng biệt để phục vụ các khách du lịch cao cấp, đòi hỏi cao về dịch vụ và có khả năng chi tiêu lớn.

2.1.5.2.2. Hệ thống các cơ sở lưu trú

Nếu năm 2006 toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 145 cơ sở lưu trú thì đến cuối năm 2010 con số là 310 cơ sở, tăng 165 cơ sở (hơn gấp 2 lần), trong đó có 65 khách sạn từ 1- 5 sao, tăng 27 khách sạn so với năm 2009.

Bảng 5: Cơ sở lưu trú của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2010

Năm

1. Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 145 151 279 285 310 2. Tổng số phòng Phòng 4500 4761 6131 6400 7186 3. Tổng số giường Giường 8580 9201 11345 11777 13113 4. Lao động Lao động 5000 5300 6830 7150 7500 5. Công suất phòng % 72 72 65 55 52

Nguồn: sở văn hóa – thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế

Trong thời gian qua nhiều khách sạn đã được xây dựng để phục vụ cho dịch vụ lưu trú đặc biệt có những khách sạn lớn như: Cerladon (khách sạn 5 sao), khách sạn Romance, Garden Sky, Hoa Trà… đều đạt chất lượng 4 sao và nhiều khách sạn cũng đang cũng đang chuẩn bị đưa vào hoạt động. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch tỉnh nhà bởi vì chúng ta có đầy đủ cơ sở lưu trú để đón khách du lịch, đặc biệt đón được các nguồn khách sang với khả năng chi tiêu lớn đến với khách sạn 4 sao và 5 sao.

Bảng 5 cho thấy tổng số phòng ngày càng tăng lên rất nhanh theo sự ra đời của nhiều khách sạn trên địa bàn tỉnh nhưng công suất phòng thì lại có xu hướng giảm cũng khá nhanh qua các năm. Điều này cần phải được xem xét kỹ và có biện pháp cải thiện trong thời gian tới để hạn chế việc cung vượt quá cầu như từng xảy ra ở Hội An vào các năm 2003 – 2005.

2.1.5.2.3. Hệ thống các cửa hàng lưu niệm

Có lẽ đây là vấn đề “nhức nhối” của ngành du lịch tỉnh nhà. Nếu ở Hội An khách du lịch có thể bỏ ra cả ngày để tham quan và mua sắm các hàng lưu niệm đặc trưng trong khu phố cổ thì ở Huế khách du lịch không biết mua săm những gì. Ở Hội An khách du lịch có thể đặt mua áo quần lưu niệm và các thợ may có thể cung cấp cho khách ngay trong ngày, điều này hầu như là không thể ở Huế. Hơn nữa, mặc dù hàng lưu niệm được bày bán khắp nơi ở Huế như các điểm tham quan, khách sạn, trên các tuyến đường du lịch… nhưng phần lớn đó không phải là các mặt hàng được sản xuất ở Huế mà từ các tỉnh khác của Việt Nam hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Huế thường có giá cao, cồng kềnh, không phong phú, mẫu mã chất lượng không cao, chưa hấp dẫn được du khách. Bên cạnh đó, các quầy hàng lưu niệm nằm rải rác, không tập trung về một khu vực như ở Hội An, gây nhiều trở ngại cho việc mua sắm của du khách.

Các cơ sở vui chơi giải trí của Huế rất ít. Trong những năm qua, Huế hầu như chỉ khai thác được dịch vụ du thuyền nghe ca Huế trên sông Hương, hoặc nghe nhạc cung đình Huế. Các vũ trường đêm chưa có nhiều, các quầy bar đặc trưng để phục vụ khách quốc tế vẫn chưa phát triển mạnh. Các dịch vụ massage, spa chỉ khép kín trong các khách sạn lớn.

Du lịch Huế đang đặt ra tăng thời gian lưu trú bình quân của du khách đến Huế. Để làm được điều này, cần phải phát triển dịch vụ vui chơi giải trí. Một tín hiệu đáng mừng là Chính phủ cho phép khách sạn Hương Giang và khách sạn Hoàng Cung, khách sạn Cerladon kinh doanh dịch vụ casino và trong thời gian tới sẽ có nhiều khách sạn được phép kinh doanh dịch vụ này. Vấn đề là các cơ sở này cần khai thác các loại hình giải trí gì, không nên dừng lại ở các trò chơi điện tử có thưởng thuần túy. Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế đã đưa vào nhiều chương trình, sản phẩm trong những năm diễn ra Festival. Sản phẩm “ Đêm Hoàng Cung” là một điểm nhấn trong kỳ Festival năm 2006 được du khách đánh giá cao và nó cũng tiếp tục được thực hiện trong những kỳ Festival 2008 và Festival 2010. Bên cạnh đó trong kỳ Festival năm 2010, Huế đã đưa vào các sản phẩm mới như chương trình “Huyền thoại sông Hương” hoặc “Đêm phương Đông”… phục vụ du khách. Hy vọng rằng, thêm nhiều dịch vụ khác sẽ được đầu tư đưa vào hoạt động để kéo dài thời gian lưu trú của du khách ở Huế.

2.1.5.2.5. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch

Phương tiện vận chuyển ở Huế phát triển một cách rõ rệt về số lượng lẫn chất lượng. Thừa Thiên Huế hiện có rất nhiều công ty vận chuyển khách du lịch bằng ô tô với các loại xe chất lượng, đời mới, trong đó nổi bật nhất là công ty HUKOTRAN. Bên cạnh đó, rất nhiều hãng taxi đang hoạt động ở Huế, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách.

Thuyền rồng, phương tiện vận chuyển đường sông phổ biến ở Huế đã và đang được đầu tư nhiều đẻ phục vụ du khách. Đặc biệt, hiện nay ở Huế đang hoạt động thí điểm thuyền rồng du lịch theo kiến trúc nhà rường Huế. Hy vọng loại hình vận chuyển này sẽ tạo nên một sản phẩm mới, đóng góp cho sự phát triển du lịch tỉnh nhà.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế có khá nhiều công ty lữ hành quốc tế của tỉnh cũng như các chi nhánh của các công ty lữ hành trên cả nước. Các công ty lữ hành đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu du khách quốc tế đến Huế, làm cầu nối giữa cầu và cung. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh lữ hành ở Thừa Thiên huế chưa thật sự sôi động, số lượng và quy mô các dơn vị còn hạn chế. Các chương trình tour còn đơn điệu và cơ bản giống nhau, phần lớn chỉ tập trung khai thác đến các chương trình du lịch văn hóa thuần túy. Các loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, nghỉ biển, chữa bệnh… vẫn chưa được quan tâm nhiều. Mặc dù ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang cố gắng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới như các tuyến du lịch sinh thái, chương trình du lịch tham quan nhà vườn Phú Mộng – Kim Long… nhưng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Huế hoạt động mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, chưa kết hợp đồng bộ để khai thác và giới thiệu các sản phẩm du lịch mới này đến với du khách.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 38 - 41)