KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 101 - 104)

I. KẾT LUẬN

Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế, đặc biệt kể từ khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC cũng như các cuộc thi hoa hậu mang tầm thế giới và trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Có thể nói rằng giai đoạn từ năm 2006 - 2010 du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Với tiềm năng về du lịch bao gồm cả vật thể và phi vật thể, giá hàng hóa và dịch vụ thấp, con người Việt Nam thân thiện, tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định… Việt Nam đã và sẽ là điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Tuy nhiên, để khẳng định hơn nữa hình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam trong tâm trí du khách thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố thiết yếu nhất. Vấn đề chất lượng dịch vụ chưa bao giờ là thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam. Theo một cuộc nghiên cứu mới đây của Tổng cục Du lịch, hơn 70% du khách quốc tế đến Việt Nam không có ý định quay lại do họ không có được sự hài lòng về phương tiện giao thông, liên lạc, tiện nghi ngủ, dịch vụ giải trí…Nếu ngành du lịch nước nhà không có các biện pháp giải quyết tốt và nhanh chóng vấn đề này thì con số du khách quốc tế không có ý định quay lại Việt Nam sẽ còn tăng lên.

Là một tỉnh có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế được xem là một trung tâm văn hóa và du lịch của cả nước. Việc tổ chức thành công các kỳ Festival văn hóa cũng như Festival nghề truyền thống đã khẳng định thương hiệu du lịch Huế trong nước, trong khu vực và trên trường quốc tế. Du lịch Thừa Thiên Huế đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, điều đó đã khẳng định việc

phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng Du lịch dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng – Nông lâm ngư nghiệp là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế.

Tuy vậy, du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình. Một trong những yếu tố làm giảm hình ảnh và năng lực cạnh tranh của du lịch Huế đó chính là vấn đề về chất lượng dịch vụ. Nhìn chung mức độ hài lòng của du khách quốc tế đối với chất lượng của các dịch vụ du lịch của Huế chưa cao, khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến Huế tham quan chưa lớn.

Từ việc phân tích số liệu về tình hình kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đi đến một số kết luận cụ thể như sau:

- Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

- Các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Thừa Thiên Huế vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng, chất lượng chưa đảm bảo. Sân bay Phú Bài vẫn chưa được đầu tư thích đáng, khi hỏi đến sân bay Phú Bài nhiều du khách còn không biết còn hầu như du khách đều cho rằng nó không như mong đợi của họ.

- Mặc dù lượt khách du lịch quốc tế tăng đều qua các năm nhưng so với tổng lượng khách đến Việt Nam thì lượng khách quốc tế đến Huế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, hơn 12%. Thị trường khách vẫn chưa được mở rộng, chủ yếu vẫn là thị trường Tây Âu và Thái Lan. Các thị trường khách tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Mỹ, Úc… vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả.

- Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế còn thấp so với nhiều tỉnh thành trong cả nước và so với khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

- Kết quả kinh doanh du lịch của Thừa Thiên Huế chủ yếu vẫn là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống. Các dịch vụ như mua sắm và vui chơi giải trí chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu.

- Sản phẩm du lịch của Thừa Thiên Huế vẫn còn quá nghèo nàn. Du lịch văn hóa thuần túy vẫn là loại hình du lịch chủ yếu của Thừa Thiên Huế. Rất nhiều loại hình khác như sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo… vẫn chưa được khai thác mạnh mẽ, tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu của du khách.

Việc ứng dụng mô hình HOLSAT đã đem lại những kết quả cho thấy rằng: - Đối với các thuộc tính tích cực về du lịch Huế, du khách có sự hài lòng cao nhất là “Được đi mua sắm ở các chợ địa phương”, Có thể thấy rằng du khách quốc tế

rất ấn tượng và cảm thấy rất thích thú với việc đi mua sắm ở chợ truyền thống tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, một thuộc tính tích cực được du khách rất quan tâm đó là vấn đề an toàn trong khi đi du lịch. An toàn khi đi du lịch là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu trong việc chọn điểm đến du lịch của du khách, Thừa Thiên Huế là một điểm đến an toàn và du khách cảm thấy yên tâm về điều đó. Tuy nhiên, vẫn có một số du khách cho rằng vẫn có nhiều trường hợp du khách bị nhiều cướp tiền và đánh đập. Đây là vấn đề mà du lịch Huế cần quan tâm và giải quyết triệt để nhằm mang lại sự an tâm hơn nữa khi đến Huế.

- Đối với các thuộc tính tiêu cực về du lịch Huế, hầu như du khách đều cảm thấy không hài lòng với tất cả các thuộc tính này. Trong đó, vấn đề “Thiếu nhà vệ sinh công cộng”, “Có nhiều người bán hàng rong và người ăn xin làm du khách cảm thấy rất không hài lòng”. Đây là những tồn tại được phản ánh rất nhiều và làm mất đi hình ảnh du lịch Huế đối với du khách. Bên cạnh đó, nhiều du khách quốc tế phản ánh việc thiếu các biển hiệu chỉ dẫn đường đi bằng tiếng Anh, thiếu thông tin giới thiệu về Huế tại sân bay, nhà ga cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho du khách trong quá trình đi du lịch.

- Đối với mỗi thuộc tính tích cực hay tiêu cực đều có sự chênh lệch giữa các mức độ hài lòng tùy theo các nhóm giới tính, thu nhập, số lần đến Huế.

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Thừa Thiên Huế vẫn bộc lộ nhiều yếu kém dẫn đến khách thiếu thông tin về du lịch Huế và các điểm tham quan ở Huế. Theo nghiên cứu này hầu hết du khách biết đến Huế thông qua internet (41%) và sách báo (37%) còn các phương tiện khác chưa được du lịch Huế quan tâm đúng mực đặc biệt là kênh gia đình, bạn bè hay các công ty lữ hành…

- Mặc dù nhiều du khách đánh giá khá cao về Huế nhưng số lượng du khách quay lại Huế theo thống kê và số lượng du khách dự định quay lại Huế tham quan theo số liệu điều tra không lớn, hầu hết du khách khi trả lời câu hỏi về dự định quay lại Huế đều trả lời “chưa chắc” (chiếm 50%). Điều này cho thấy sức hút của du lịch Huế đối với du khách chưa cao. Việc giữ chân du khách và thu hút họ quay lại Huế vẫn còn nhiêu bất cập.

- Đa số khách đến Huế là lần đầu tiên (chiếm 60%) và có mức thu nhập không cao, chiếm tỷ lệ cao nhất là những du khách có thu nhập từ 1000 USD/tháng – 3000

USD/tháng (chiếm 38%). Du lịch Huế vẫn chưa thu hút được lượng khách quốc tế có thu nhập cao và sẵn sàng chi tiêu lớn cho du lịch.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w