Vài nét về du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 27 - 29)

Việt Nam với tài nguyên du lịch phong phú, bao gồm vật thể và phi vật thể, đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để phát triển du lịch. Một đất nước với diện tích hẹp hình chữ S nhưng có đến 7 di sản thế giới được tổ chức UNESCO công nhận, bao gồm 2 di sản thiên nhiên (Vịnh Hạ Long và Động Phong Nha), 3 di sản văn hóa (kinh thành Huế), phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hóa phi vật thể (nhã nhạc cung đinh Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên). Có lẽ đó không phải ngẫu nhiên mà ông Mike Moore, cựu thủ tướng New Zealand và nguyên Tổng thư ký UNWTO đã phát biểu tại thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 4 năm 2005 rằng: “Tôi muốn được làm

Bộ trưởng du lịch Việt Nam” [19,36].

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian qua tăng vượt bậc. Theo số liệu thống kê của VNAT thì số lượng du khách đến Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2010 như sau:

Năm Khách quốc tế Tốc độ tăng trưởng (Lượt khách) (%) 2006 3.583.486 - 2007 4.171.564 + 16,4 2008 4.253.740 + 1,5 2009 3.772.359 - 10,9 2010 5.049.855 + 34,8 Nguồn: VNAT

Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng đề hằng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 9%. Riêng năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với các dịch bệnh phát sinh đã làm cho lượng khách du lịch giảm một cách đột ngột. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, việc kinh tế phục hồi cùng với nhiều hoạt động thu hút du khách được tổ chức tốt trên địa bàn cả nước đã nâng tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 lên hơn 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm 2009. Doanh thu du lịch ước đạt 100.000 tỷ đồng, đưa tổng sản phẩm du lịch năm 2010 đạt 5,3% tổng GDP của cả nước. Trong nhóm 10 thị trường có khách đến Việt Nam đông nhất năm 2010, Trung Quốc vẫn đứng thứ nhất với hơn 905.000 lượt người (tăng 74,5%), Hàn Quốc gần 496.000 (37,7%), Nhật Bản 442.000 (24%), Mỹ 431.000 (7%), Đài Loan (Trung Quốc) 334.000 (23,7%)...Trong những năm qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc thi mang tầm quốc tế như Việt Nam đăng cai cuộc thi hoa hậu hoàn vũ 2008, cuộc thi hoa hậu trái đất năm 2010… bên cạnh đó, ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngoài ra Việt Nam chính thức trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Đây được xem là những thành công lớn về nhiều mặt đối với nước ta cũng như về lĩnh vực du lịch. Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn trong tình hình biến động của an ninh khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của ngành du lịch nước ta vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới mà nguyên chính là Hoạt

động phát triển du lịch theo lãnh thổ còn thiếu sự gắn kết giữa các địa phương; vai trò của Trung tâm du lịch với sự phát triển du lịch của vùng, tiểu vùng, các địa phương trong lãnh thổ chưa được phát huy đầy đủ. Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa lịch sử còn hạn chế; cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng bảo vệ; sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững… Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc cạnh tranh thấp chính là chất lượng dịch vụ du lịch ở nước ta chưa làm cho du khách quốc tế đạt được sự hài lòng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình HOLSAT để đo lường chất lượng dịch vụ du lịch ở thừa thiên huế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w