2. Công nghiệp – xây dựng 3 Nông lâm ngư nghiệp
3.5.2. nghĩa về mặt thực tiễn và marketing
Thông qua cuộc nghiên cứu này, hình ảnh của du lịch Huế đã được marketing với du khách quốc tế. Kết quả của cuộc nghiên cứu từ mô hình HOLSAT cho thấy rằng, du khách quốc tế rất ấn tượng về phong cảnh, lịch sử, sự hiếu khách của người dân Huế. Trên cơ sở đó, ngành du lịch tỉnh nhà cần khai thác một cách có hiệu quả các yếu tố này nhằm tạo dựng thương hiệu cho du lịch Huế. Trên thực tế, Huế luôn được coi là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước, là nơi có phong cảnh rất đẹp và tập trung của các di sản văn hóa của thế giới nhưng lượng khách du lịch quốc tế đến đây vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có. Một trong những yếu tố làm cho lượng khách du lịch quốc tế đến với Huế ít hơn các tỉnh khác trong cả nước đó là chất lượng dịch vụ du lịch. Thông qua cuộc nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy rằng chất lượng dịch vụ du lịch ở Thừa Thiên Huế còn nhiều vấn đề cân được quan tâm và có các biện pháp khắc phục như vấn đề thiếu nhà vệ sinh công cộng hay vấn đề có nhiều người bán hàng rong và người ăn xin, hiện tượng chèo kéo khách du lịch…Đây là những vấn đề cần được quan tâm từ UBND, sở du lịch tỉnh, các cấp ngành, cũng như mỗi người dân ở Huế.
Với những kết quả của cuộc nghiên này, hầu như du khách quốc tế vẫn chưa có được sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ du lịch ở Thừa Thiên Huế. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại và phát huy tốt hơn các yếu tố thuận lợi để thu hút them lượng khách du lịch đến Huế cũng như thuyết phục họ quay lại nơi đây.
PHẦN III