Bộ xét nghiệm AB-ELISA phát hiện nọc độc của 4 loài rắn lục xanh, hổ đất, chàm quạp và hổ chúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chuẩn đoán rắn độc cắn ở việt nam (Trang 89 - 91)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2.Bộ xét nghiệm AB-ELISA phát hiện nọc độc của 4 loài rắn lục xanh, hổ đất, chàm quạp và hổ chúa

xanh, hổ đất, chàm quạp và hổ chúa

Bộ xét nghiệm phát hiện nọc rắn độc đầu tiên được mô tả bởi Coulter (1974) và Sutherland (1975), đây là bộ xét nghiệm được chế tạo bằng các ống nhựa polystyrene (8 mm x 75 mm) và dựa trên nguyên lý xét nghiệm miễn dịch phóng xạ [30], [110]. Do việc thực hiện các chất đánh dấu phóng xạ không an toàn nên bộ xét nghiệm do Coulter tạo ra chỉ được áp dụng đến năm

1978 [29]. Trong khoảng thời gian đó vào năm 1971 Engvall và Perlman là những người đầu tiên phát triển và ứng dụng thành công kỹ thuật Enzyme Linked Immunosorbent Assay gọi tắt là ELISA. Đây là kỹ thuật an toàn và có nhiều ưu điểm hơn kỹ thuật miễn dịch phóng xạ. Theakston và cộng sự (1977) là người đầu tiên ứng dụng thành công xét nghiệm ELISA trong phát hiện nọc rắn. Năm năm sau đó, vào năm 1982 Chandler và Hurrell đã chế tạo thành công kít phát hiện nọc của 5 loài rắn độc ở Úc [53]. Vật liệu để chế tạo kít là 6 ống mao quản bằng thủy tinh nối với nhau bởi các ống cao su có tráng silicon và gắn với xi lanh loại 1 ml. Mỗi một ống mao quản thủy tinh được gắn một loại kháng thể IgG thỏ đặc hiệu với 1 loại nọc rắn, riêng ống mao quản thủy tinh nằm cách xa xi lanh nhất được gắn hỗn hợp kháng thể IgG thỏ kháng lại 5 loại nọc rắn dùng làm chứng dương. Xét nghiệm sử dụng cộng hợp kháng thể phát hiện gắn enzyme urease. Xét nghiệm này sau đó được cải tiến bởi Cox (1992) ở dạng các thanh, mỗi thanh là một xét nghiệm bao gồm 8 giếng nhựa đáy phẳng được gắn trên giá đỡ. Bộ xét nghiệm này có khả năng phát hiện đồng thời nọc của 5 loại rắn độc phổ biến ở Úc là: Tiger snake, Brown sanke, Black sanke, Death Adder và Taipan. Kháng thể phát hiện sử dụng là kháng thể IgG thỏ đặc hiệu nọc rắn gắn HRP [60]. Bộ xét nghiệm AB-ELISA do chúng tôi chế tạo cũng sử dụng các thanh loại 8 giếng đáy phẳng như mô tả trong bộ xét nghiệm của Cox, bộ xét nghiệm có khả năng phát hiện đồng thời nọc của 4 loại rắn độc phổ biến ở Việt Nam là: lục xanh, hổ đất, chàm quạp và hổ chúa. Kháng thể phát hiện là cộng hợp kháng thể IgG thỏ đặc hiệu nọc rắn gắn biotin liên kết với avidin-HRP (hình 3.3). Việc sử dụng cộng hợp avidin – biotin làm tăng khả năng phát hiện nọc rắn so với xét nghiệm bằng kỹ thuật ngưng kết hàng trăm lần và có độ nhạy phát hiện tương đương với sử dụng cộng hợp kháng thể gắn enzyme. Điều này đã được chứng minh trong công trình nghiên cứu của Ernesto Amuy năm 1997 [46]. Hiệu quả của xét nghiệm AB-ELISA trong phát hiện nọc rắn độc tiếp tục được chứng minh bởi

Selvanayagam và cộng sự (1999) bằng khả năng phát hiện nọc rắn độc trong các mô não, tim, phổi, gan, lách và thận của chuột sau khi chết 72 giờ [44]. Lê Văn Đông (2003) bằng xét nghiệm này đã phát hiện được nọc rắn độc trong các mẫu máu, nước tiểu và dịch vết cắn lấy từ các nạn nhân bị rắn độc cắn [80]. Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn xét nghiệm AB-ELISA trong công trình nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chuẩn đoán rắn độc cắn ở việt nam (Trang 89 - 91)