Lựa chọn xét nghiệm ELISA trong chế tạo bộ xét nghiệm phát hiện nọc rắn độc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chuẩn đoán rắn độc cắn ở việt nam (Trang 25 - 26)

mới chỉ có Hung D. (2005) đã chế tạo xét nghiệm nhanh từ 3 loại kháng thể đó là: kháng thể IgY vịt kháng nọc rắn gắn hạt vàng colloidal (kháng thể bắt giữ kháng nguyên nọc rắn); kháng thể IgY vịt kháng nọc rắn (kháng thể phát hiện ở vạch test) và kháng thể IgG thỏ kháng IgY của vịt (kháng thể phát hiện ở vạch chứng). Kít xét nghiệm này đã phát hiện được nọc rắn hổ Đài loan với độ nhạy phát hiện nọc độc là 5 ng/ml và thời gian xét nghiệm từ 5 đến 10 phút [55].

1.3. XÉT NGHIỆM ELISA (ENZYME-LINKED IMMUNOSORBENTASSAY) ASSAY)

1.3.1. Lựa chọn xét nghiệm ELISA trong chế tạo bộ xét nghiệm phát hiệnnọc rắn độc nọc rắn độc

Mặc dù có nhiều kỹ thuật miễn dịch phát hiện nọc rắn độc đã được nghiên cứu và ứng dụng như phân tích ở mục 1.2.2. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, việc chế tạo bộ xét nghiệm phát hiện nọc rắn độc dựa trên các kỹ thuật nói trên lại không phù hợp. Trên thế giới, kỹ thuật miễn dịch được sử dụng phổ biến nhất trong chế tạo bộ xét nghiệm phát hiện nọc rắn độc chính là xét nghiệm ELISA. Theakston và CS (1977) là những người đầu tiên sử dụng ELISA để phát hiện nọc rắn và kháng thể chống nọc rắn trên động vật và các mẫu bệnh phẩm của người [45]. Li và CS (1994) đã phát triển bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc ở Agkistrodon [81]. Anindya (1996) đã chế tạo thành công bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc của bốn

loài rắn độc phổ biến ở Ấn Độ [15]. Hung Dong-Zong và CS (2003) đã chế tạo thành công bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn hổ ở Đài Loan [56], cùng thời gian này tại Singapore, Lê Văn Đông và CS cũng đã phát triển bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc của một số loài rắn độc ở Miền Nam, Việt Nam [80]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ bộ xét nghiệm phát hiện nọc rắn độc nào được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam.

Xét nghiệm ELISA với nhiều ưu điểm như độ nhạy cao, tính đặc hiệu cao, nhanh, chuẩn bị mẫu xét nghiệm và qui trình kỹ thuật đơn giản. Hơn thế nữa, ELISA cũng dễ dàng cải tiến và điều chỉnh các điều kiện phản ứng để thuận lợi cho việc sử dụng trong các điều kiện khác nhau như xét nghiệm cấp cứu hay xét nghiệm dã ngoại trên thực địa [32], [97], [99]. Trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, xét nghiệm ELISA chính là sự lựa chọn phù hợp nhất cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chuẩn đoán rắn độc cắn ở việt nam (Trang 25 - 26)