Ổn định của bộ xét nghiệm AbE-ELISA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chuẩn đoán rắn độc cắn ở việt nam (Trang 98 - 100)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.5.ổn định của bộ xét nghiệm AbE-ELISA

So với bộ xét nghiệm AB-ELISA thì bộ xét AbE-ELISA có độ ổn định tốt hơn với thời gian ổn định 6 tháng trong điều kiện bảo quản ở 40C (biểu đồ 3.9). Do vậy, bộ xét nghiệm này có thể ứng dụng trong chẩn đoán rắn độc cắn trên lâm sàng.

Bộ xét nghiệm AbE-ELISA có độ ổn định tốt hơn bởi vì các sinh phẩm dùng trong chế tạo kít đều là các sinh phẩm đã được thương mại hóa như huyết thanh ngựa đặc hiệu nọc rắn lục xanh và hổ đất do IVAC sản xuất đã chứng minh được hiệu quả điều trị trên lâm sàng và cộng hợp HRP-kháng thể chuột kháng IgG thỏ do hãng Sigma, Mỹ cung cấp. Chế phẩm IgG thỏ đặc hiệu loài rắn được tạo ra trong nghiên cứu này đều ở dạng phân tử IgG nguyên vẹn không gắn biotin hay enzyme nên có độ ổn định cao hơn.

4.3. HIỆU QUẢ PHÁT HIỆN NỌC VÀ ĐỊNH LOÀI RẮN ĐỘC CỦABỘ XÉT NGHIỆM ELISA TRONG CÁC BỆNH PHẨM LÂM SÀNG BỘ XÉT NGHIỆM ELISA TRONG CÁC BỆNH PHẨM LÂM SÀNG 4.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Trong số 122 bệnh nhân được nghiên cứu thì tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Carlos (2010) khi thống kê 297 trường hợp bệnh nhân bị rắn độc cắn ở Braxin thì có đến 206 (69,4%) là nam giới [26]. Độ tuổi bị rắn cắn nhiều nhất là từ 20 đến 39 tuổi, đây là những người ở độ tuổi lao động. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Fabricio (2010) khi thống kê những bệnh nhân bị rắn cắn từ năm 1998 đến

2007 tại Ecuador [47]. Theo Saurabh và cộng sự (2011) khi nghiên cứu 86 trường hợp bệnh nhân chết do rắn độc cắn tại quận Bankura, Tây Bengal, Ấn Độ từ năm 2006 đến 2008 thấy rằng tỷ lệ nam giới là 60,47% và chủ yếu trong độ tuổi từ 20 đến 39 [103].

Thời gian kể từ khi bị rắn cắn đến khi nhập viện điều trị (thời gan nhập viện): thời gian sớm hay muộn có liên quan tới khả năng phát hiện nọc rắn độc của bộ xét nghiệm ELISA trên lâm sàng. Thời gian này dao động rất lớn, thời gian nhập viện sớm nhất là sau 30 phút kể từ khi bị rắn cắn và muộn nhất là 192 giờ (khoảng 8 ngày) sau khi bị rắn cắn. Thời gian nhập viện trung bình là 15,3 giờ, trong đó nhập viện trong vòng 24 giờ đầu chiếm 78% . Theo một nghiên cứu khác của Ngô Ngọc Quang Minh và Vũ Huy Tru (2005) thì thời gian nhập viện trung bình cũng là 15,3 giờ và 80% nhập viện trước 24 giờ [5]. Thời gian từ khi bị cắn đến khi lấy mẫu xét nghiệm trung bình là 21,39 giờ (bảng 3.5). Thời gian chẩn đoán chính xác loài rắn độc cắn chỉ dựa vào lâm sàng còn muộn hơn nữa tức là phải sau 12 giờ kể từ khi nhập viện [5].

Số liệu thống kê những trường hợp bệnh nhân nhiễm độc do rắn cắn được điều trị huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu tại bệnh viện Chợ rẫy theo chẩn đoán lâm sàng ở bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân bị rắn lục xanh và hổ đất cắn là 50% và ở bệnh nhân bị rắn chàm quạp cắn là 84,62%. Trong khi đó, theo Ngô Ngọc Quang Minh và Vũ Huy Tru thì tỷ lệ chỉ định sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn là 65,2 % và thực tế được điều trị huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu thấp hơn nhiều chỉ là 37,7% [5]. Theo Harris và cộng sự (2010) khi nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm độc do rắn cắn tại Bangladesh thì thấy rằng, số bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc toàn thân thấp hơn rất nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ 39,59% [59].

Thời gian trung bình từ khi nhập viện đến khi bắt đầu được sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn là 12 giờ [5]. Như vậy, tổng thời gian từ khi bị cắn đến khi được sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn trung bình là 27,3 giờ. Thời

gian bắt đầu sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn điều trị như vậy được xem là muộn so với yêu cầu điều trị nhiễm độc do rắn cắn. Chính vì vậy, có được bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc ứng dụng trên lâm sàng sẽ giúp cho việc chỉ định sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn trong điều trị sớm hơn.

Trong số 13 bệnh nhân được chẩn đoán rắn hổ mèo cắn, không có bệnh nhân nào sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu do hiện nay chưa có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hổ mèo trong điều trị. Có thể trong thời gian tới, việc sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn hổ mèo cần được nghiên cứu, để sớm có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu điều trị cho nhóm bệnh nhân này.

Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán loài rắn cắn trên lâm sàng: trong tổng số 122 bệnh nhân bị rắn cắn được nghiên cứu thì bệnh nhân bị rắn lục xanh cắn chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,02%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê khắc Quyến (2003) [77] và Ngô Ngọc Quang Minh (2005) [5].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chuẩn đoán rắn độc cắn ở việt nam (Trang 98 - 100)