Đánh giá hiệu quả phát hiện nọc và định loài rắn độc của bộ xét nghiệm ELISA trong các bệnh phẩm lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chuẩn đoán rắn độc cắn ở việt nam (Trang 55 - 56)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.8.Đánh giá hiệu quả phát hiện nọc và định loài rắn độc của bộ xét nghiệm ELISA trong các bệnh phẩm lâm sàng

nghiệm ELISA trong các bệnh phẩm lâm sàng

Hiệu quả phát hiện nọc rắn độc của bộ xét nghiệm AbE-ELISA trong các bệnh phẩm lâm sàng được tiến hành theo các bước sau:

* Bước 1: Hoàn thiện bệnh án nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và thu thập mẫu xét nghiệm từ các bệnh nhân nhiễm độc do rắn cắn.

- Thông tin về mẫu xét nghiệm theo mẫu “bệnh án nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng” (xem phụ lục).

- Máu toàn phần: lấy theo đường tĩnh mạch cho vào ống có chất chống đông EDTA, số lượng 2 mL hoặc tách lấy huyết tương cho vào ống eppendorf loại 1,5 mL

- Nước tiểu: số lượng 2 mL cho vào ống eppendorf loại 2 mL

- Dịch vết cắn (nếu có) số lượng tối thiểu từ 100 µl pha trong nước muối sinh lý với tỷ lệ 1:1.

Các mẫu xét nghiệm có thể tiến hành xét nghiệm ngay hoặc bảo quản ở nhiệt độ - 200C cho đến khi xét nghiệm.

* Bước 2: Đánh giá hiệu quả phát hiện nọc rắn độc bằng cách tiến hành xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc theo quy trình mô tả tại mục 2.2.7.3 với tất cả các mẫu bệnh phẩm thu được.

* Bước 3: Đánh giá độ phù hợp chẩn đoán xác định loài rắn cắn của bộ xét nghiệm AbE-ELISA với chẩn đoán xác định loài rắn cắn trên lâm sàng bằng hệ số KAPPA.

Hệ số KAPPA được tính toán theo công thức: KAPPA =

Trong đó: OA (Observed Agreement): Độ phù hợp quan sát; EA (Expected Agreement): Độ phù hợp ngẫu nhiên / tính toán. Đánh giá độ phù hợp chẩn đoán theo giá trị KAPPA (bảng 2.1)

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá độ phù hợp chẩn đoán bằng hệ số KAPPA Chỉ tiêu đánh giá Giá trị Mức độ phù hợp chẩn đoán

KAPPA = 0 – 0,2 Phù hợp quá ít 0,2 – 0,4 Phù hợp thấp 0,4 – 0,6 Phù hợp vừa 0,6 – 0,8 Phù hợp khá 0,8 – 1 Phù hợp cao 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học bằng các thuật toán:

- Tính số trung bình (X), độ lệch chuẩn (SD: Standard Deviation) - Tính tỷ lệ %

- So sánh 2 số trung bình của 2 nhóm nghiên cứu cùng thời điểm bằng thuật toán student’s t test.

- So sánh độ phù hợp chẩn đoán thông qua tính toán hệ số KAPPA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm ELISA phát hiện nọc rắn độc và ứng dụng lâm sàng chuẩn đoán rắn độc cắn ở việt nam (Trang 55 - 56)