Con ngời mảnh vỡ

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 160 - 166)

Trong văn học, tên của nhân vật chính là một trong những yếu tố tạo nên diện mạo nhân vật, nơi thể hiện đậm nét quan niệm của nhà văn. Cách đặt tên nhân vật trong các tiểu thuyết của các tác giả thể hiện một xu hớng nổi bật trong vận động cách tân của tiểu thuyết Việt Nam thời hậu chiến. Chúng tôi tập trung phân tích ở trờng hợp Hồ Anh Thái với những vận động đổi mới trên hành trình sáng tạo tiểu thuyết của tác giả trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.

Trong những tiểu thuyết đầu tay của mình, tên nhân vật của Hồ Anh Thái đều hớng đến thể hiện đầy đủ tính cách của mình. Toàn (Ngời và xe

chạy dới ánh trăng) là một thanh niên luôn có ý thức vơn lên để hoàn thiện

mình. Có lẽ tên của nhân vật phù hợp với những nét tính cách nh sự cầu toàn, đồng thời còn có nghĩa sự hoàn mỹ, toàn vẹn về nhân cách mà con ngời này luôn hớng đến. Hòa (Trong sơng hồng hiện ra) là nhân vật luôn hớng tới sự hòa hợp, khả năng kiềm chế, điều chỉnh hành vi của mình trớc những tình huống đời thờng. Trong khi đó Tân (Trong sơng hồng hiện ra) là đại biểu cho thế hệ những con ngời sinh ra sau chiến tranh khao khát khám phá những bí ẩn của cha ông, khao khát đợc thấu hiểu và khẳng định.

Trong những tiểu thuyết thuộc giai đoạn sáng tác sau này, cách đặt tên nhân vật đã thể hiện một bớc chuyển đổi lớn lao cùng với ý thức cách tân của nhà văn. Tên nhân vật không hớng tới châu tuần với tính cách tự thân của nó, mà hớng tới thế giới nghệ thuật nh một trò chơi sắp đặt ý niệm. Cuộc lu đày của cái đẹp (Cõi ngời rung chuông tận thế) giữa thế giới đầy rẫy cái ác, sự cạn kiệt tính ngời đợc thể hiện qua một chuỗi nhân vật Mai Trừng, Phũ, Cốc, Bóp, Thế..., những nhân vật dị mọ trong Mời lẻ một đêm...

Và có lẽ độc đáo nhất là nhà văn triệt tiêu hóa dấu hiệu cá tính nhân vật trong ý niệm về sự mong manh của kiếp ngời chính là cái tên đơn giản chỉ nh những ký hiệu hóa từ đặc tính nghề nghiệp, chức vụ, giới tính, ngoại hình... của chúng. Đó là Họa sĩ Chuối Hột, Bà Mẹ, cô Mơ Khô, giáo s Một (Xí), giáo s Hai (Khỏa), Ngời Đàn Ông, Vị Cứu Tinh Sành Điệu, ông Víp, Chín Yến, Mađam... (Mời lẻ một đêm).

ở điểm này, Hồ Anh Thái gặp gỡ một số tác giả tiểu thuyết khác nh Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phơng... tạo ra một hớng diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam đơng đại.

Trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, thế giới nhân vật thờng rất ít ỏi, không điển hình về tính cách, tên nhân vật chỉ là những ký hiệu bằng chữ, là B., Ng., là anh, cô hay Nhân vật thứ nhất, Nhân vật thứ hai, là Ngời suy t, Ng-

ời tốt bụng, Cô Đơn… Về hình thức, đây là loại nhân vật “phiếm chỉ” (tựa nh ngời tiều phu, chàng mồ côi,…), nh một mô tip để gợi ra hơn là để tả tính cách. Với Phạm Thị Hoài, đây là biểu hiện một ý thức đổi mới nghệ thuật. Tuy nhiên, vào thời điểm 1985 - 1986, lối viết lạ của Phạm Thị Hoài không phải đ- ợc tiếp nhận một cách thuận chiều đa số. Theo tác giả, chính cái mơ hồ, thực h lẫn lộn ấy, mới chính là cuộc đời thực, bởi vì so với văn chơng, “cuộc đời trôi đi vu vơ, bình thản, tẻ nhạt hơn nhiều”. Cái cách tạo truyện và dựng nhân vật theo cảm thức hậu hiện đại này không chỉ có ở Phạm Thị Hoài. Càng về sau, tiểu thuyết càng tìm kiếm những cách thể hiện mới, lạ. Kiểu nhân vật đám đông mờ nhạt xuất hiện trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phơng. Trong tác phẩm, nhiều nhân vật là nhân vật trung tâm, nhng chúng không điển hình về tính cách. Sự xuất hiện của nhân vật trung tâm đợc biểu diễn theo nguyên tắc lộ rõ dần. Lúc đầu, nó không có tên. Trên trang viết, nhà văn dùng dấu “…” để trống vị trí chủ ngữ của câu (xét về cú pháp). Tiếp đó, chỗ ba chấm đợc thay thế dần bằng “n” -> “ẩn” -> “hẩn” -> “Khẩn”. Tên đầy đủ của nhân vật là Khẩn. Đây là trò chơi, là hình thức, tuy không phải là hình thức thuần tuý. Khẩn là loại viên chức hành chính nơi các công sở Nhà nớc, nhàn rỗi đến nhàm chán, không có việc gì quan trọng, ngoài việc tán gẫu và dễ dãi trong chuyện ngoại tình (vì lý do tình dục chứ không phải là tình yêu).

Ký hiệu hóa nhân vật là một xu hớng mới thể hiện những thể nghiệm hiện đại của văn xuôi đổi mới nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Đó là một thực trạng con ngời với nguy cơ bị “tẩy trắng”, sơ cứng, cạn kiệt tình yêu, niềm tin trong một thời đại kỹ trị. Trong guồng máy của cuộc sống hiện đại gấp gáp, sự ngự trị của quyền lực và đồng tiền đang dần tớc bỏ ở con ngời hiện đại thế giới nội tâm và ý thức bản thể trong một sự tha hóa đáng báo động.

Có thể nói, sự vận động trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm trên phơng diện danh xng nhân vật đã thể hiện xu hớng cách tân mang tính quan niệm của tiểu thuyết Việt Nam về thể tài đời t sau 1975. Xu hớng này đã đa tiểu thuyết

Việt Nam tiếp cận với xu hớng tiểu thuyết thế giới hiện đại. Đây có thể xem là sự vận động hớng đến những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.

Chúng ta đang chứng kiến sự phai nhạt vai trò của nhân vật điển hình. Trong các tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phơng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái… không thấy bóng dáng của nhân vật điển hình mang tầm khái quát cho mọi tính cách lớn lao trong đời sống. Thay vào đó là đủ mọi thứ hạng trong nhân gian, đại đa số là đám ngời u tối, dị nghịch cả về thể xác lẫn tinh thần và khá nhiều ngời điên.

Đám nhân vật này không có “hoàn cảnh điển hình” nào để mà thể hiện, bởi những “hoàn cảnh” trong các tác phẩm của những nhà văn không những chẳng có gì là điển hình, mà còn không xác định, luôn tuỳ tiện phân tán, nhiều lúc mất tăm vào giữa hai bờ ảo - thực. Phạm Thị Hoài còn có hẳn một truyện ngắn chế nhạo tính ớc lệ, khuôn sáo của văn học hiện thực cổ điển, cời nhạo độc giả ngây thơ... "Cuộc sống hoàn toàn không diễn ra theo kiểu đậm đặc, các sự kiện của một đời ngời hiếm khi chồng chất, và nói chung, cuộc đời trôi đi vu vơ, bình thản, tẻ nhạt hơn nhiều. Làm gì có số phận nào đợc mở đầu, phát triển và kết thúc chu đáo nh trong văn chơng, làm gì có tình thế điển hình, đẩy ngời ta đến các quyết định vợt tầm nhân thế, làm gì có những trạng thái tâm lý mấp mé bờ vực hay chót vót đỉnh cao, và nhất là làm gì có sự hội tụ đầy run rủi của các nhân vật, nhân vật nào cũng đại diện cho một cái gì nh vậy. Độc giả chân thành của chúng ta cứ thế mà chờ đợi”. (Một truyện cổ

điển).

Nhân vật tiểu thuyết không đợc tái hiện nh một số phận tròn trịa, trọn vẹn mà hiện lên chỉ là những mẩu, mảnh, những kí hoạ, có khi chỉ còn "những mảng ý nghĩ, mảng đối thoại, những câu nói". Con ngời chỉ là những mảnh vỡ dị biệt trải dài trong tác phẩm, chỗ chìm, chỗ nổi. Điều này đợc Kundera giải thích nh sau: "Chúng ta không thể nào nhìn thấy đợc trạng thái toàn thể của sự

vật, và nhãn quan của chúng ta đợc nhận biết bởi chính bản chất phân mảnh của thời gian. Tính toàn thể là một ý niệm và nó chỉ có thể biểu hiện thông qua những mảnh vỡ mà thôi. Chúng ta biết rằng mình đang ở giữa một cái gì đó rất rộng lớn, nhng ở từng thời khắc ta lại chỉ có thể thấy đợc cái ở ngay trớc chúng ta...Tính toàn thể là một cái gì đó mà chúng ta tự tái thiết cho chính mình thông qua tất cả những mảnh vỡ này, vì những mảnh vỡ này là những cái đem lại sự hữu hình. Giống nh mắt của loài ruồi, chúng ta chỉ nhìn thấy từng phần, mỗi phần chỉ vừa đủ để gói gọn ý niệm mà nó phải chuyên chở. Chỉ sau này khi tất cả những mảnh vỡ đó hợp nhất lại, bức tranh lớn mới lộ diện" [91].

Ngoài ra còn có thể kể đến những cách tân trong việc xây dựng nhân vật chính hầu hết đều nằm ở bên kia sự phá huỷ những kiểu nhân vật truyền thống, buộc ngời đọc phải nhận thức lại những mô típ quen thuộc trong truyền thống. Nhân vật nh những cảnh báo với con ngời hiện đại về khả năng bị sơ đồ hoá, bị bào mòn cá tính bởi chiếc giẻ lau cuộc sống và nguy cơ đáng sợ về tình trạng “ngời không mặt”. Nhân vật không còn đầy đặn, đợc nhìn nhận theo chiều dài phát triển tính cách mà chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi, những mảnh vỡ của tâm trạng, những dòng ý thức và những mảnh tiềm thức đan vào nhau nh một ma trận cực kỳ phức tạp của thế giới bên trong con ngời.

Chính vì thế, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 về thể tài đời t chứng kiến sự xuất hiện của một loạt những nhân vật dị biệt hoặc kỳ ảo: Quan lùn (gợi hình ảnh quỷ lùn) - ngời chỉ tôn thờ duy nhất sức mạnh của các nguyên tắc và ý chí, bé Hon - Thiên sứ pha lê đến trần gian chỉ để “ban phát nụ cời và môi hôn thơm ngậy mùi sữa”, Hoài - cô bé mãi mãi 14 tuổi, không chịu làm ngời lớn vì không chấp nhận “thế giới phụ thảm của ngời lớn”, thằng ngời không mặt - kẻ bị tẩy trắng hết cá tính (Thiên sứ), Mai Trừng (Cõi ngời rung chuộng tận thế) có khả năng phát “điện trờng” cực mạnh mỗi khi kẻ ác đến gần, linh hồn của Hoa, H- ơng, Khánh (Ngời sông Mê), Từ Lộ, Dã Nhân, chàng Cá bơn (Giàn thiêu), Tính (Thoạt kỳ thuỷ) - một con bệnh tâm thần chỉ thích nhìn máu chảy… ở đây cái

cá biệt, cái “phi sử thi” là đặc điểm chính, nhân vật không còn có khả năng đại diện cho một tập hợp ngời.

Trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phơng nhân vật có khi chỉ là hình ảnh một kẻ điên loạn với giấc mơ của mình, một con cú trôi dọc triền sông (Thoạt

kỳ thuỷ). Tác phẩm mở đầu và kết thúc lửng lơ, mờ ảo, h hoặc. Ngời đọc thảng

thốt vì không thể phân định đâu là thực đâu là h, đâu là nguyên nhân của hàng loạt cái chết trong tác phẩm.

Trí nhớ suy tàn là một chuỗi hồi ức của một nguời con gái không biết

tên gì, ghi lại những ấn tợng chao đảo giữa hai nguời tình. Nguời con gái ấy tự họa cũng chỉ bằng bút pháp nói trống, biểu lộ tính chất "không tiêu biểu", "không xác định" của nhân vật. "Căn cớc" của nguời nói nhòa đi. Nhân vật chỉ là những bóng dáng h ảo. “Hoàn cảnh” trong các tác phẩm của những nhà văn này, không những chẳng có gì là điển hình, mà còn không xác định, luôn tuỳ tiện phân tán, nhiều lúc mất tăm vào giữa hai bờ ảo-thực.

Nhân vật trong tiểu thuyết đơng đại không đợc xây dựng theo hành trình số phận xuyên suốt mà chỉ nhiều mảnh vỡ, nhiều lát cắt ghép lại nhng lại có tính biểu tợng cao. Hầu nh tiểu thuyết nào cũng tạo ra đợc rất nhiều biểu t- ợng nghệ thuật có sức khái quát và khả năng gợi nghĩa. Biểu tợng có khi là những hình ảnh của cuộc sống trần thế hàng ngày cất cánh mà thành, có khi là những mẫu gốc có sẵn từ truyền thống văn hóa văn học của Việt Nam và trên thế giới. Hình tợng thiên sứ trong tiểu thuyết cùng tên đợc lấy ra từ các huyền thoại có tính tôn giáo. Bào thai trong Thiên thần sám hối đi ra từ quan niệm hài nhi - sinh thể sống trong cách nhìn và đo tính đời một con ngời của á Đông cổ truyền. Con cá (máu và đôi mắt cá), ngón tay tật nguyền viết chữ,

tấm ván,… trong Tấm ván phóng dao là một tập hợp biểu tợng đặc sắc, trong

đó biểu tợng đầu tiên đi ra từ cách ví von trong cuộc sống thờng ngày (Lạnh

phải chăng là hiện thân cho sự cảnh báo về những chết chóc không lờng trớc đợc ở con ngời.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hiện nay hầu hết khác lạ so với truyền thống. Chúng giống nh những “xác tín” bị nghi ngờ. Qua đó, có thể nhận ra một ý thức thẩm mĩ mới của nhà văn. Cùng với kiểu cốt truyện phân mảnh thì con ngời mảnh vỡ và sự giễu nhại tính cách điển hình chính là những biểu hiện rõ nét của khuynh hớng thẩm mĩ hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam đời t sau 1975.

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 160 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w