Ngời lính trong tiểu thuyết sử thi sau

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 59 - 77)

2.2.1.1. Ngời lính - những số phận cá nhân

Hiện thực đa dạng, phức tạp của đời sống luôn là đối tợng để văn học phản ánh. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử, văn học có quan niệm khác nhau về hiện thực. Trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, hiện thực khắc nghiệt của

chiến tranh đòi hỏi một quan niệm lạc quan về hiện thực. Cái nhìn lý tởng hóa ngời anh hùng đã phần nào làm giản lợc, sơ cứng quan niệm về con ngời. Sau 1975, cùng với việc thu hẹp “khoảng cách sử thi”, khi con ngời đợc nhìn nhận trong một quan niệm sinh động và toàn vẹn hơn, không ít hình tợng ngời lính trong văn học đã đợc khắc họa từ những số phận cá nhân. Ngời lính trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh hôm nay đã đợc khám phá toàn diện hơn, ở cả phía ánh sáng và những nẻo khuất tối, cao cả và thấp hèn, mạnh mẽ và yếu đuối,… Có thể nói, từ cái nhìn của nhà văn về con ngời với số phận cá nhân, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và ngời lính đã khắc họa đậm nét “chất ngời” trong mỗi nhân vật.

Trong tiểu thuyết chiến tranh trớc 1975 dễ dàng nhận ra bóng rợp của những sự kiện lịch sử nhiều khi che lấp con ngời. Nhng từ khi có bầu không khí đổi mới, ý thức cách tân của nhà văn cũng trở thành phù hợp với sự phát triển của chính bản thân văn học và phù hợp với nhu cầu đổi mới, khát vọng dân chủ trong xã hội. Ngời đọc muốn tìm thấy từ những trang viết về chiến tranh những con ng- ời cụ thể hành động trong qui luật của đời sống, của tình cảm con ngời. Trớc đây, tiểu thuyết đã xây dựng thành công những hình tợng con ngời công dân, con ngời chính trị, con ngời xã hội. Giờ đây là nhu cầu muốn nhìn thấy con ngời cá nhân, con ngời nh những số phận, những tính cách đa dạng, thờng nhật đợc đặt trong các mối quan hệ xã hội. Một chân dung đầy đặn hơn, nhiều chiều nhiều cạnh hơn, do vậy mà chân thực hơn của những con ngời thuộc về phía chiến thắng, trong bao bi kịch và bất hạnh của nó. Đó là hớng viết vẫn đợc tiếp tục trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh khi hòa bình lập lại. Cho nên việc đi vào khám phá những diễn biến tâm lí con ngời nhằm tìm ra những hạt nhân hợp lí trong qui luật phát triển tình cảm, hành động của từng nhân vật và đa ra các cách giải mã khác nhau trớc một hiện thực đời sống phức tạp, bộn bề, nơi mà các số phận cụ thể của những con ngời khác nhau gắn kết vào số phận của dân tộc, đã trở thành một h- ớng tìm tòi phổ biến của văn học thời hậu chiến. Vậy là bên những con ngời anh

hùng, đã có con ngời thân phận, con ngời mang số phận bi kịch. Những số phận khác nhau đó của con ngời là thể hiện những cái nhìn khác nhau về hiện thực chiến tranh, về quan niệm con ngời. Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai cũng là một tìm tòi nỗ lực trong ý thức cách tân trên cơ sở của tiểu thuyết truyền thống. Nhà văn đã vợt qua đợc cái vòng xoáy cuộc đời của những ngời lính trở về trong

Vòng tròn bội bạc, tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình bằng việc đa nhân vật trở

lại với chiến tranh. Cũng là một sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, trong đó, quá khứ hiện ra nh buộc lòng không thể bị quên lãng, bị đổi trắng thay đen. Cuộc hành trình nhọc nhằn để tìm chân dung đích thực của một con ngời cũng là cuộc hành trình tìm lại những giá trị thật: đó là vẻ đẹp của tình ngời, tình đồng đội, của tinh thần hi sinh anh dũng của những ngời lính, ngời dân. Nếu nh Hai Hùng của Chu Lai “ăn mày dĩ vãng" vì anh tìm đợc ở đó chỗ dựa tinh thần cho hiện tại, thì hớng về quá khứ nh suy nghĩ của nhân vật nhà văn của Bảo Ninh là vĩnh viễn đợc sống trong những ngày tháng đau thơng nhng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhng chan chứa tình ngời, những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao mà chúng ta cần phải bớc vào chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng và hy sinh tất cả.

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, bức tranh hiện thực thời chiến quá khứ đợc đan xen, lồng ghép trong bức tranh hiện thực hậu chiến. Nhân vật ngời lính luôn mong manh bên bờ ranh giới giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu. Ngay cả nhân vật Hai Hùng với biết bao chiến tích lẫy lừng thì cũng đã từng có lúc muốn tự thơng để rời xa cuộc chiến, đã từng ăn cắp sữa của thơng binh… Trong một hoàn cảnh khác, nhân vật Ba Sơng cũng thể hiện quan niệm ấy. Ngời con gái kiên trung trong chiến tranh cũng lại sa ngã trong thời bình. Nhân vật không bao giờ “trùng khít” với “vai” xã hội của nó. Phó bí th Quận ủy Ba Tiến là con ngời hèn nhát, Đại úy Tờng tuy nhu nhợc nhng lại có lúc dũng cảm lạ thờng khi sẵn sàng cứu Ba Sơng…

Ngay cả trong tác phẩm đợc xem là bao quát một hiện thực hoành tráng của chiến tranh, ghi đậm cảm hứng sử thi nh Thợng Đức của Nguyễn Bảo,

hình tợng ngời lính giải phóng cũng đợc soi rọi từ góc nhìn cá nhân. Động cơ ra trận của của Toản rất đặc biệt. Thuở còn cắp sách đi học, là con nhà nghèo, hàng ngày chú bé Toản phải cùng mẹ gánh rau muống đi bán cho nông trờng. Toản bị Cò Đợi, công an làng Vòng vu cho tội lén lút buôn bán, làm giàu cá nhân. Khi Cò Đợi cùng hai thanh niên định lao vào trói anh, Toản ném “ngời đang thi hành công vụ” ấy xuống ruộng. Vài ngày sau đó, Toản bị triệu tập lên trụ sở ủy ban xã. Tại đây, chủ tịch và bí th xã đã động viên Toản tham gia nghĩa vụ quân sự. “Điều đáng bàn là các anh coi việc nghĩa vụ quân sự là một trách nhiệm vinh dự hay chỉ là một hình thức kỷ luật đối với tôi” (Thợng Đức

- Nguyễn Bảo Trờng Giang). Một trờng hợp khác, Ngoãn là một tiểu đoàn phó

dũng cảm, năng động, bản lĩnh nhng ít ai biết đợc một trong những động cơ vào bộ đội của anh là để “rửa” lí lịch cho gia đình, cho tơng lai mấy đứa em vì gia đình anh có “lí lịch phức tạp” - theo quan niệm rất phổ biến thời ấy. Ông nội là lý trởng, bố nghiện thuốc phiện, nhà nghèo, cơm bữa có bữa không, quần áo rách nh bơm mà vẫn luôn bị kỳ thị vì là “con cháu lý trởng”. Ngoãn là con cả nên sớm nhận thức đợc sự vô lí, bất công ấy. Và chỉ có vào bộ đội anh mới làm cho lí lịch gia đình đợc trong sáng, hai đứa em mới có đợc tơng lai tốt đẹp. Cũng từ chiều sâu quan niệm ấy, Ngoãn đợc khắc họa không chỉ trong chiến đấu mà cả những nếm trải số phận trong hoàn cảnh chiến tranh. Trớc trận Thợng Đức, Ngoãn đã bị điều ra làm đội trởng đội sản xuất cho đến khi đ- ợc triệu tập lại đơn vị để tham gia trận đánh lịch sử. Những gì nhà văn thể hiện về Ngoãn, từ ngày đầu vào bộ đội đến những năm tháng sau khi kết thúc binh nghiệp đã gây ấn tợng mạnh cho bạn đọc về số phận của anh bộ đội này khi tham gia cuộc chiến.

Còn có thể kể đến những hình tợng chiến sĩ khác trong Bến đò xa lặng

lẽ (Xuân Đức), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cuộc đời dài lắm, Phố

nhân. Ngời lính không còn đợc định vị nh những ngời anh hùng, những tấm g- ơng sáng… nh trong tiểu thuyết thời chống ngoại xâm mà trớc tiên họ hiện lên là những con ngời bình thờng. Những thể nghiệm nghệ thuật này không làm mất đi phẩm chất cao cả của cuộc chiến tranh thần thánh cũng nh vẻ đẹp hình tợng ngời lính giải phóng. Ngợc lại, từ những điểm nhìn chân thực ấy, bản chất tàn khốc của cuộc chiến và vẻ đẹp của những ngời từng góp phần làm nên chiến thắng đã đợc khám phá, để lại sức lay động mạnh mẽ trong ý thức tiếp nhận.

2.2.1.2. Ngời lính - con ngời tự nhiên, bản năng

Trớc 1975, hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh đòi hỏi sự khẳng định, ngợi ca, xây dựng mẫu hình ngời chiến sĩ cách mạng toàn tâm hớng vào mục tiêu phục vụ tổ quốc. Bởi vậy tiểu thuyết thời chiến bao giờ cũng miêu tả ng- ời lính trong thái độ khắc kỷ, không suy nghĩ cho riêng bản thân mà bao giờ cũng sống cho cộng đồng, chết cho Tổ quốc. Tình cảm của họ gắn liền và đại diện cho những tình cảm lớn lao, vĩ đại của toàn dân. Với hình dáng của những ngời tâm niệm “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, hình tợng ngời lính trong tiểu thuyết viết về chiến tranh trớc năm 1975 thờng không đợc tái hiện những gì thuộc về đời sống riêng t, tình cảm cá nhân, những vấn đề thuộc về bản năng lại càng bị cấm kỵ.

Sau 1975, chiến tranh đã kết thúc và trong sự nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm về “những ngày tháng đau thơng nhng huy hoàng” đó, tiểu thuyết về chiến tranh đã chạm đến những vấn đề thuộc về đời t, bản nhiên của con ngời. Đặc biệt là từ sau 1986, trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực chiến tranh cũng nh quan niệm nghệ thuật về con ngời, trong các hình tợng tiểu thuyết về ngời lính đã xuất hiện những khía cạnh đợc soi chiếu, khắc họa từ góc nhìn bản năng, ngày càng phong phú, đa dạng.

Trong Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), bên cạnh phẩm chất anh hùng, ngời lính còn có những khao khát rất đời thờng. Cái thiêng liêng, hào hùng và cái dục vọng, tầm thờng cứ đan xen, trộn lẫn vào nhau trong mỗi con ngời. Tám Tính đánh giặc kiên cờng là thế nhng cứ “đến giờ mụ mị. Không biết nói, không biết đẩy đa, tán tỉnh, chỉ biết thèm, biết ào ào bơn tới. Cứ thấy hơi hớng đàn bà, bất kể già trẻ lớn bé, miễn là có da có thịt là tâm thần bấn loạn, mắt nhìn nh lồi ra, toàn thân cứng ngắc nh bị thôi miên, nh bị hóa thạch, nh cái dáng ngồi lì lợm kia. Ngồi rất lâu, ngồi im lìm, chẳng ho hắng, chẳng ngọ nguậy, chỉ thở, chỉ nh rên. Rồi vào một thời điểm nào đó lý trí mất hoàn toàn khả năng kiểm soát, không đắn đo, không nghĩ ngợi, không cần biết đối tợng là ai, hậu quả gì sẽ xảy đến…”. Cái tật mê gái, “vồ” gái tởng nh rất tầm thờng và thô tục ấy lại chính là cội nguồn sinh lực, làm sống dậy và bùng lên khát vọng sống, khát vọng làm ngời của nhân vật này. Mặc dù bị thơng rất nặng, t- ởng nh không thể qua khỏi sau một trận đánh, nhng nhờ sức quyến rũ của màu trắng và mùi thơm từ bộ ngực cô y sĩ mà Tám Tính đã có đợc một sức sống kỳ lạ, để suy nghĩ và vợt qua cái chết: “Cuộc đời còn đang đẹp thế, đàn bà con gái còn đang nhiều quá trời, thơm tho thế, chết uổng lắm, ráng mà sống, sống què quặt cũng đợc…”.

Và cũng rất bình thờng khi nhà văn miêu tả nỗi khao khát tình dục đau đớn và nghiệt ngã của Khiển, một chàng ng dân hai mơi mốt tuổi đầy nhiệt huyết, phải xa ngời vợ mới cới để vào chiến trờng, lầm lũi, cô đơn cất giấu và mở ra cho riêng mình những kỷ niệm đặc biệt của những giây phút vợ chồng. Vì thế, “những vật thể lỏng màu trắng đục từ mép võng tia nhẹ xuống thảm lá rừng khô cũng nh bàn tay thẫn thờ của Khiển nhặt mấy chiếc lá khô khác đậy điệm kỹ càng lên cái vật thể đó nh thể chôn cất rồi vật mình nằm ngửa ra, mặt nhìn xuyên qua vòm lá vào bầu trời chan hòa ánh nắng, buồn rời rợi…” không phải là hình ảnh của cái xấu mà chính là một ham muốn rất bình thờng thấm đẫm nớc mắt, thấm đẫm nỗi đau của con ngời. Cái vô lý, cái tàn bạo của chiến

tranh đã làm hợp lý hơn những khao khát trần trụi của họ. Chiến tranh tàn phá về vật chất, gây nên những mất mát đau thơng trên thân thể, trong tâm hồn, nhng trớc hết và trên hết, nó đã tớc đoạt những nhu cầu tự nhiên nhất của bản năng con ngời. Thèm khát để thỏa mãn nhu cầu trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn đến kinh khủng ở ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết thì không bao giờ đáng trách.

Chuyện tình ngắn ngủi của Tuấn và Thu vội vàng, nông nổi nhng vô cùng mãnh liệt và dữ dội. Nếu theo t duy nhìn con ngời dới góc độ thánh nhân nh trong tiểu thuyết trớc năm 1975, mấy ai chấp nhận đợc lời thú nhận vô t, chân thành mà tội lỗi của Tuấn: “Em đã phải dùng cả hai tay nắm chặt đầu dây võng đu rớn ngời lên. Mỗi lần rớn là mỗi lần đa cả thân hình Thu lên theo tới nửa mét. Rồi lại buông xuống. Cứ thế rớn rồi buông, buông rồi lại rớn, hai đứa miết vào nhau, quay cuồng đảo lộn, thây kệ cho vải võng kêu nh pháo rít. Mà pháo có rít thật lúc ấy cũng mặc, thậm chí nếu anh có đứng bên cạnh và quát: “Đồng chí Tuấn! Tôi sẽ khai trừ Đảng đồng chí!” thì em cũng đành để bị khai trừ quá!”.

Sự bùng dậy của bản năng đã làm sống thêm một tình yêu, đẹp hơn một tình ngời, cao quý hơn lòng hy sinh và đau hơn nữa những nỗi mất mát. Mặc cho kẻ địch truy lùng, mặc cho cái chết đang đe dọa, mặc chiến tranh, mặc súng đạn, tình yêu giữa Hai Hùng và Ba Sơng vẫn ngọt ngào và thắm thiết; trong căn hầm bí mật, nơi sự sống mong manh và cái chết gần kề, họ đã trao cho nhau giây phút dịu ngọt và tuyệt vời nhất: “Buổi sáng hôm đó, với tất cả sức lực của tuổi trẻ, của mời năm dồn nén, của hết thảy những khổ đau, mất mát và dịu ngọt đã trải qua, sắp trải qua hay không bao giờ còn dịp đợc trải qua nữa, chúng tôi, hai sinh vật của thời loạn đi vào nhau trọn vẹn, đam mê tột cùng và ngậm ngùi tột độ…”.

Khi đã yêu thực sự, trong tâm tởng ai chẳng có khao khát đợc hiến dâng cho nhau trọn vẹn, ai chẳng muốn dành cho nhau thời khắc tột cùng của hạnh phúc? Họ đã đi vào nhau chính lúc cái chết đang treo lơ lửng trên đầu, chính khi con ngời không thể tự tin vào sự sống ở ngày mai, họ trao cho nhau tất cả để mà vực dậy và động viên nhau vợt qua nguy hiểm, chính bản năng đã khơi dậy sự sống và làm cho tình yêu nở hoa. Khói lửa chiến tranh làm cho những mối tình càng thêm mãnh liệt, nồng nàn, bỏng cháy. Có thể là tình yêu thật sự, có thể chỉ là sự tiếp nối của bản năng, nhng những câu chuyện tình ấy khiến mỗi chúng ta không thể không bàng hoàng và tha thiết mong đợc sẻ chia, th- ơng cảm cùng họ - một phần nào đấy là những con ngời khốn khổ.

Đọc Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), mấy ai có thể quên chuyện yêu đơng kỳ lạ của phân đội trinh sát với ba cô gái Mây, HBia, Thơm thuộc khu trại tăng gia huyện đội 67 bị bỏ quên bên kia núi truông Gọi Hồn. Họ tìm đến với nhau, cùng nhau thỏa mãn nhu cầu dục vọng nhng cũng là để gieo cho nhau sức mạnh và niềm tin trong cõi chết, trong thẳm sâu bất tận của “cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con ngời”. Chuyện của họ lạ lùng đến bất ngờ, bản năng nhiều

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 59 - 77)