Cảm hứng ngợi ca

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 82 - 84)

Cảm hứng là một nội dung loại hình của thể loại. Trong văn học có những thể loại gắn với cảm hứng ngợi ca (tụng ca), bi kịch (bi ca),... Cảm hứng ngợi ca gắn liền với tình cảm xã hội, với ý thức hớng về chiến công và nhấn mạnh ý nghĩa của chiến công đó với dân tộc và nhân loại. Chủ thể của những chiến công đó là những ngời anh hùng. Nhà văn không ca ngợi “chất anh hùng” đó một cách trực tiếp mà thông qua thế giới hình tợng nhân vật trong tác phẩm.

Trong tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975, cảm hứng ngợi ca chi phối, bao trùm và quy định các phơng diện nghệ thuật của tiểu thuyết giai đoạn này. Trên phơng diện nhân vật, đó là những con ngời hoàn tất ở phẩm chất “con ngời xã hội”, nhân cách con ngời cách mạng và sự vận động tính cách theo những chiều hớng ổn định, hoàn kết. Trong các tiểu thuyết Cao điểm cuối

cùng của Hữu Mai, Dấu chân ngời lính của Nguyễn Minh Châu, Xung đột của

Nguyễn Khải, Cửa biển của Nguyên Hồng, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi… các nhân vật đều hoàn tất ở phẩm chất con ngời xã hội. Số phận và tâm hồn mỗi nhân vật gắn liền với sự vận động của lịch sử xã hội ở những thời điểm gay cấn nhất.

Sau 1975, sự đổi mới t duy tiểu thuyết đã rút ngắn “khoảng cách sử thi” trong những tác phẩm thuộc thể tài sử thi. Chiến tranh và ngời lính đã đợc khám phá ở những chiều kích mới, sâu sắc và đầy sức sống. Từ điểm nhìn hiện tại, muôn nẻo nhân sinh những con ngời đi ra từ chiến tranh đã đợc khắc họa. Tuy vậy, cảm hứng ngợi ca vẫn hiện hữu và chi phối những dòng mạch nghệ thuật của tiểu thuyết sử thi sau 1975. Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai mang bi kịch của một “ngời thừa”, nhng những trang văn về ký ức chiến tranh và những chiến công trong quá khứ vẫn thấm đẫm tinh thần ngợi ca. Hai Hùng trong cuộc chiến thần thánh ấy là hình tợng con ngời “cao một mét bảy ba, nặng cũng xuýt xoát bảy mơi ký (…) vồng ngực vênh cong nh rá úp, tóc dày cộm, mắt xếch, miệng rộng, cời tơi, răng to và chắc, bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắn chằng nh chão bện, da màu bánh mật, có lúc đỏ nâu (…) một đôi mắt nâu xám, hồn nhiên và hoang dại”. Đồng đội tin tởng anh nh thủy thủ tin tởng một vị thuyền trởng tài ba. Phụ nữ mê anh nh mê một thần tợng. Kẻ thù khiếp sợ và gọi anh bằng những biệt danh “kẻ sát nhân tài tử”, “nghệ sĩ cầm súng ảo thuật”… Ngời anh hùng quả cảm chỉ biết lẽ phải ấy không chỉ quyết liệt trớc kẻ thù mà còn quyết liệt với những đồng đội hèn nhát của mình. Anh sẵn sàng quát vào mặt Bí th Quận ủy Ba Tiến, sẵn sàng chống lại mệnh lệnh không hợp lý của cấp trên,…

Cảm hứng ngợi ca còn thấm đẫm trong những trang viết của Tô Nhuận Vỹ với bộ tiểu thuyết 3 tập Dòng sông phẳng lặng. Tô Nhuận Vỹ đã lột tả không khí chiến đấu kiên cờng và anh dũng của nhân dân Huế trong những ngày sôi động, hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ - đặc biệt trong

cuộc tấn công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968. Tham gia những trận đánh lịch sử ấy không chỉ là những đơn vị bộ đội chủ lực mà còn có đông đảo các tầng lớp trí thức, s sãi, sinh viên, học sinh, ngời bán đậu hũ, ngời chèo đò,... Đó là gia đình chị Hạnh, anh Hòa, Cúc và nhân dân làng Viễn Trình thủy chung với cách mạng, là gia đình bà Tịnh Nhơn và hai con Nguyễn Khoa Bảo, Diệu Linh từ một gia đình Phật tử chân tu đã dần thành một cơ sở trực tiếp của kháng chiến, là các sĩ quan địch đã đứng về phía nhân dân,... Có thể nói, quy mô sử thi đợc thấm nhuần bởi cảm hứng ngợi ca trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này.

Chúng ta còn có thể gặp những ngời anh hùng nh thế trong Phố, Cuộc

đời dài lắm… (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Không phải trò đùa (Khuất Quang Thụy), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân) … Tất cả họ đã

tạo nên bản hợp ca mới về chủ nghĩa anh hùng. Đó là những con ngời cá nhân không thuần khiết, sáng láng. Họ có thể là những con ngời lạc thời, nhng ngay cả trong những bi kịch của cuộc đời, bao giờ họ cũng vững vàng những phẩm chất đã tạo nên bản thể họ. Cảm hứng ngợi ca trong tơng tác với cảm hứng nhân văn mới đã thực sự lắng đọng ở những âm điệu sâu sắc, mang một phẩm chất thẩm mĩ khác biệt so với những tiểu thuyết sử thi giai đoạn ba mơi năm chiến tranh.

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 82 - 84)