Về loại hình nội dung tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945-

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 42 - 50)

Có thể thấy rõ là trong tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975, những nhóm thể tài thế sự và đời t ít phát triển. Chiếm vị trí chủ đạo là nhóm thể tài lịch sử

dân tộc. Do vậy tính chất sử thi là đặc điểm nổi bật, quyết định của giai đoạn

Thể tài thế sự trong tiểu thuyết giai đoạn này tơng đối phát triển hơn so

với thể tài đời t. Truyền thống văn xuôi phong tục của các nhà văn vẫn đợc gọi là các nhà "hiện thực phê phán" trớc cách mạng hầu nh đợc tiểu thuyết giai đoạn này công khai thừa nhận và kế tục ngay từ đầu. Khá nhiều nhà văn thuộc xu hớng này nhanh chóng chuyển thành nhà văn của thời đại mới (Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Mạnh Phú T, Nguyễn Đình Lạp, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân,…) đã đem kinh nghiệm nghệ thuật vốn có vào việc thể hiện thực tế mới. Những kinh nghiệm ấy lại đợc nhà văn lớp sau tiếp tục và phát triển. Tuy nhiên, điều quan trọng cần xem xét là vai trò và chức năng của yếu tố thế sự trong các tiểu thuyết ba mơi năm chiến tranh. Rõ ràng với văn học giai đoạn này, nhất là ở các giai đoạn 1945 - 1954, hoặc 1965 - 1975, nhiệm vụ nghệ thuật hàng đầu đợc đặt ra là trình bày xã hội và con ngời đơng thời trong cuộc đấu tranh để thực hiện những nhiệm vụ của toàn dân tộc (tức là nội dung của thể tài lịch sử dân tộc) chứ không phải là trình bày trạng thái dân sự của xã hội đơng thời, nghiên cứu phân tích các quan hệ dân sự của con ngời đơng thời (tức là những nội dung quan trọng nhất của thể tài thế sự). Tuy thế, nhiệm vụ này vẫn có chỗ đứng của nó. Tiểu thuyết trong yêu cầu tả thực một cách lịch sử cụ thể rất cần vẽ ra khung cảnh, môi tr- ờng sinh hoạt, không khí đời sống. Dù rằng trên cái nền ấy sẽ diễn ra những xung đột liên quan đến vận mệnh dân tộc, lợi ích dân tộc chứ không phải sẽ diễn ra những xung đột dân sự bên trong nội bộ cộng đồng. Chức năng mô tả môi trờng này khiến cho yếu tố thế sự đợc huy động ở mức khá cao, nhất là với tay nghề thành thạo và rất có truyền thống của những nhà văn phong tục. Nhiều trang mô tả không khí những môi trờng đời sống khác nhau cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị tạo hình đặc sắc mà có lẽ các bộ ảnh t liệu hoặc các cách mô tả của dân tộc học, xã hội học, phong tục học, dù phong phú đến đâu cũng không thể thay thế đợc (Ví dụ không khí những ngày đầu cách mạng và kháng chiến trong các ký sự và truyện của Nam Cao, Nguyễn Huy T- ởng, Kim Lân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi; không khí nông thôn miền Bắc

thời đầu hợp tác hóa trong truyện của Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Chu Văn, Ngô Ngọc Bội…).

Yếu tố thế sự không chỉ có vai trò trong việc phác họa môi trờng. Với các tiểu thuyết những năm 1960 ở miền Bắc hoặc những năm 1980 ở cả Bắc lẫn Nam, yếu tố thế sự, những quan hệ đấu tranh trong nội bộ xã hội, những tình thế phức tạp trong quan hệ đời sống đợc chú ý mô tả nhiều hơn bởi nó là phơng diện để trình bày tính chất khó khăn và phức tạp trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, trình bày những hiện tợng tiêu cực xã hội để ý thức đợc nó và đấu tranh chống lại nó. Do vậy, yếu tố thế sự ngay trong trờng hợp trở thành mặt chủ đạo ở một tác phẩm cụ thể nào đó vẫn có một sự liên hệ nhất định với chủ đề chính trị thuộc phạm vi thể tài lịch sử - dân tộc. Chính bởi liên hệ ấy nên có hiện tợng là ở không ít tác phẩm, việc nghiên cứu phân tích các mâu thuẫn, tơng quan thì rất sắc sảo, nhng việc giải quyết chúng thì lại thờng xuê xoa, qua loa (kêu gọi nén quyền lợi riêng, khắc phục bản thân), hoặc dựa vào các biến động lịch sử bên ngoài để ấn định sự chuyển biến của nhân vật, để kết thúc các xung đột. Nghĩa là, cách này cách khác, những nội dung thuộc thể tài thế sự của tác phẩm đã đợc giải quyết bằng áp lực của các dữ kiện thuộc thể tài lịch sử - dân tộc.

Có thể thấy rõ áp lực của cái khung thể tài lịch sử - dân tộc (áp lực của thể tài sử thi) trong một loạt tác phẩm. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, những xung đột sinh hoạt thế sự giữa nhân vật ông Hai với "mụ chủ" (mâu thuẫn giữa ngời tản c và ngời chủ căn nhà cho ở nhờ) đợc khắc họa rất sống động. Nhng việc giải quyết toàn bộ câu chuyện lại đợc chuyển vào chỗ xác minh "điểm danh dự" trong tâm lý nhân vật: cái làng của ông Hai không theo Tây. Và sự xác minh ấy hình nh giải quyết đợc mọi xung đột : ngay "mụ chủ" cũng trở nên vui vẻ. Trong tiểu thuyết Đi bớc nữa của Nguyễn Thế Phơng, vấn đề cô Hoan có "đi bớc nữa" đợc hay không hình nh phụ thuộc vào việc cả cái làng ấy có "đi bớc nữa" (đi lên chủ nghĩa xã hội) đợc hay không. Cái

khung của thể tài lịch sử - dân tộc, cái khung sử thi ở đây có ý nghĩa vạn năng. Nhờ đó nhà văn có thể đa ra đợc những giải pháp cho rất nhiều cốt truyện có tính chất đời t hoặc sinh hoạt thế sự. Những giải pháp đó là độc đáo, xét về kiểu t duy nghệ thuật.

Những tiểu thuyết cũng nh truyện ngắn, truyện vừa và thậm chí những bài thơ trữ tình viết về những sinh hoạt đời thờng với các mô-típ chủ đề ân nghĩa cách mạng, ân nghĩa của cuộc đời mới, nh đã nói tới ở trên, thật ra cũng chủ yếu đợc triển khai trong thể tài thế sự. Cảm giác về một cuộc đời ngọt ngào yên ấm thấm nhuần các sáng tác này, khiến ta nghĩ đó nh những dạng thơ điền viên mới, những dạng mục ca mới. Tuy vậy, dù sự diễn đạt có kín đáo đến đâu thì những sáng tác ấy vẫn không giấu đợc liên hệ về ý nghĩa bề sâu của nó với dòng chủ đề bao quát chung: những cảnh sống yên ấm ấy là ân nghĩa ân tình của cách mạng, là sản phẩm của những đổi thay cách mạng trong đời sống dân tộc. ý nghĩa chính trị của sự thể hiện nghệ thuật ở đây, dù ẩn sâu thế nào thì cũng vẫn là hiển nhiên. Ngợi ca cách mạng, ngợi ca cuộc sống mới của dân tộc do cách mạng mang lại - đó là chức năng của những sáng tác thế sự điền viên này. Nó cho ta thấy thể tài thế sự ở đây cũng đợc gián tiếp bao hàm vào thể tài lịch sử dân tộc.

Thể tài đời t, sự miêu tả cuộc đời và số phận những con ngời xét riêng

không phải là hoàn toàn vắng mặt trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Những chuyện đổi đời nhờ cách mạng, những chuyện vơn mình, trởng thành của con ngời trong môi trờng cách mạng và kháng chiến, hoặc ngay cả những chuyện "gác tình riêng vì nghĩa lớn",… đều phải động đến, phải khai thác những yếu tố đời t. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là tính chức năng của yếu tố đời t trong các sáng tác này. Viết những chuyện đổi đời, vơn mình, trởng thành của con ngời trong xã hội là để làm rõ công lao, làm rõ ân nghĩa của cách mạng, kháng chiến, của chế độ mới. Thể hiện các chuyện "gác tình riêng…" dù rất riêng t không phải là để nói tính cách hay số phận cá nhân

mà là để nói ý chí quyết tâm chiến đấu, để nói lẽ sống cách mạng, đạo lý cách mạng. Những biểu hiện của đề tài đời t nh vậy trở thành yếu tố chức năng để triển khai những chủ đề văn học bao quát hơn, những chủ đề gắn chặt với lợi ích dân tộc, với lịch sử dân tộc đơng đại, với nội dung chính trị của thời đại. Ngoài chức năng phối thuộc, lệ thuộc đó, thể tài đời t rất ít phát triển với t cách là một thể tài độc lập.

Tình trạng ít phát triển của yếu tố đời t có một hệ quả dễ hiểu trong tiểu thuyết giai đoạn này: chất thực sự tiểu thuyết của những tác phẩm, gọi là tiểu thuyết ấy còn khá yếu ớt. T duy tiểu thuyết có một phơng diện quan trọng là rất gắn bó với việc khám phá cuộc đời, tính cách và số phận con ngời cá nhân cá thể. Trong khi đó, những quan tâm xuyên suốt và bao trùm của các nhà văn, của nền văn học mới lại là số phận và cuộc sống của cả dân tộc, của cả cộng đồng.

Trong hệ thống thể loại văn xuôi sau 1975, tiểu thuyết với u thế trong cách tiếp cận và biểu hiện hiện thực cuộc sống nh vậy đã thực sự đóng vai trò chủ đạo trong vận động đổi mới văn học. Các nhà văn đều nhận thức chỉ có tiểu thuyết với những đặc trng ở bình diện tiếp xúc và biểu hiện cái hiện tồn, khả năng dung nạp những thể loại khác mới có thể bắt kịp với những bức xúc đổi mới. Các ý kiến đều đồng thuận nhận thấy: thời kỳ đổi mới chính là “thời đại của tiểu thuyết”. Tuy nhiên, loại hình nội dung tiểu thuyết sau 1975 đã vận động và tạo lập một diện mạo khác so với giai đoạn ba mơi năm chiến tranh. Sức ảnh hởng của thể tài sử thi đã không còn bao trùm trong tiểu thuyết giai đoạn trớc và cùng với đó là sự khẳng định vị trí của các thể tài thế sự, đời t. Chúng tôi sẽ tập trung phân tích trong những chơng tiếp theo của luận án.

Đến đây có thể kết luận, văn học Việt Nam sau 1975 không chỉ phát triển theo những quy luật nội tại, vốn có của bản thân nó mà đã nhanh nhạy trớc những yêu cầu của đời sống, tiếp xúc mạnh mẽ, chủ động với những yếu tố ngoại sinh. Sự tiếp xúc đa dạng hơn trong một môi trờng văn hóa cởi mở và hội nhập đã làm thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của ngời đọc và ngời cầm bút, thúc đẩy quá trình

cách tân, hiện đại hóa của văn học. Hơn bao giờ hết, ý thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, với ý thức đa văn học Việt Nam hội nhập với văn học thế giới đang đặt ra một cách mạnh mẽ.

Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng với những u thế đặc biệt trong khả năng thâm nhập, khám phá và biểu hiện đời sống nở rộ những thành tựu đáng kể và xác lập vai trò chủ đạo trong diện mạo văn học Việt Nam sau 1975. Loại hình nội dung là một hớng nghiên cứu giàu tiềm năng với việc mở ra cơ hội nhìn nhận, hiểu rõ hơn sự vận động lịch sử của văn học. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 đã chứng kiến sự bao trùm của loại hình sử thi lên hệ thống các thể tài khác. Cảm hứng sử thi đã thu hút vào mình các thể tài thế sự và đời t. Xét dới góc độ thể loại, rõ ràng tiểu thuyết sử thi đã gây ra những “áp lực” rất lớn đối với sự thể nghiệm bản chất thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết sử thi đã phát triển rực rỡ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của nó. Tuy nhiên, tận cùng của sự phát triển thể loại tiểu thuyết phải là các vấn đề đời t. Sau 1975, tiểu thuyết hội tụ đầy đủ các yếu tố để vận động và phát triển, hòa nhập với sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại, đơng đại thế giới.

Chơng 2

Sức sống của Thể tài sử thi

trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 2.1. Xung đột trong tiểu thuyết sử thi sau 1975

Tiểu thuyết sử thi 1945 - 1975 xây dựng hai kiểu loại xung đột cơ bản: xung đột dân tộc, địch - ta trong chiến tranh cách mạng; và xung đột tiến bộ - lạc hậu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung các xung đột đều đợc xây dựng bằng cái nhìn phản ánh, miêu tả. Xung đột chiến tranh trong tiểu thuyết giai đoạn này thờng gắn với những biến cố trọng đại của lịch sử. Mối quan hệ địch ta trong sự sống còn của cuộc chiến đơng đại đã mang đến tính hiện thực trực tiếp cho các xung đột tiểu thuyết giai đoạn chiến tranh. Xuyên dọc xung đột trong tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn này là sự lớn mạnh không ngừng của quân ta và với sức mạnh tiềm tàng của hàng ngàn năm lịch sử tất yếu dẫn đến chiến thắng vẻ vang của quân ta và sự thảm bại của quân địch. Trong Hòn Đất (Anh Đức), xung đột chiến tranh nổ ra giữa một bên là du kích hang Hòn gồm mời chín chiến sĩ với vũ khí thô sơ, trong điều kiện bị vây khốn với một bên là gần một nghìn tên giặc với vũ khí tối tân. Nh- ng rồi khi xung đột đợc đẩy lên đến đỉnh điểm thì kết cục ta thắng địch thua đ- ợc thể hiện nh một tất yếu. Tơng tự là xung đột giữa bộ đội và du kích Làng Cá với quân Mĩ - ngụy trong Mẫn và tôi của Phan Tứ; quân dân xã Hòa Thanh với cha con tên ác ôn Hứa Xâng, Hứa Min cùng bè lũ tay sai trong Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành; đoàn không quân Sao vàng với không lực Hoa Kì trong Vùng trời của Hữu Mai… Số phận cá nhân đợc khúc xạ qua những xung đột mang tính sống còn của cộng đồng. Trong Dấu chân ngời lính của Nguyễn Minh Châu, các nhân vật lí tởng đứng trớc cuộc chiến tranh đều hành động xả thân và khắc kỷ. Đàm mặt đầy máu, hai tay hai quả lựu đạn lăn xả vào bọn biệt kích Mĩ để cứu Lữ và bảo vệ điện đài. Lợng dành bằng đợc quyền

ở lại chặn địch cho đồng đội rút lui, dù biết có thể hy sinh, cố gắng gạt ra ngoài tình yêu với Xiêm để giữ trọn vẹn danh dự anh bộ đội cụ Hồ. Lữ cùng với ba ngời bạn thân đốt sách vở rồi xung phong nhập ngũ… Họ hành động nh vậy bởi lẽ tiếng gọi nơi chiến trờng đã lấn át tình yêu với giảng đờng, lấn át hạnh phúc riêng t của họ. Có thể nói, xung đột chiến tranh gắn liền với số phận cộng đồng và đợc miêu tả bằng kinh nghiệm của cộng đồng là nét nổi bật của tiểu thuyết sử thi giai đoạn 1945 - 1975.

Bên cạnh những tiểu thuyết khai thác xung đột chiến tranh cách mạng, tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975 còn tập trung khai thác những xung đột trong cuộc sống xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa các tính cách, nhân cách của những bộ phận ngời khác nhau trong cộng đồng. Tuy nhiên mục đích cơ bản của những xung đột này không nhằm hớng tới khắc họa tính cách con ngời cá nhân mà đều đợc khai thác hớng tới những đờng h- ớng, vấn đề chung của tơng lai dân tộc. áp lực của cảm hứng sử thi lên xung đột của những tiểu thuyết này chủ yếu thể hiện trên hai phơng diện: xung đột thế sự, đời t đợc miêu tả bằng kinh nghiệm cộng đồng và chịu sự chi phối của xung đột chiến tranh. Đọc Đất làng của Nguyễn Thị Ngọc Tú, chúng ta dễ dàng nhận thấy, xung đột về tác phong làm việc, bản lĩnh chính trị, trình độ khoa học kỹ thuật giữa Khái và Hân, xung đột giữa tính gia trởng, bần tiện của Tị với phẩm chất tốt đẹp của ngời lao động và khát vọng đợc gắn bó cùng tập thể của Kếnh, xung đột trong tình yêu giữa Tuấn và Liên,… đều đợc giải quyết theo một con đờng dờng nh đợc định sẵn. trong t duy sáng tạo của ngời nghệ sĩ và trong tầm đón đợi của công chúng độc giả. Cái chung rốt cuộc sẽ chiến thắng cái riêng t, hẹp hòi, quyền lợi tập thể tất yếu sẽ chiến thắng quyền lợi của mỗi gia đình, mỗi cá nhân… Và một trong những tác nhân quan trọng của việc giải quyết xung đột này chính là những diễn biến trong cuộc chiến ở tiền tuyến. Xung đột chiến tranh trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975 dù

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 42 - 50)