Về loại hình nội dung của tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 32 - 42)

1.2.1.1. Về thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết là khái niệm thể loại chỉ những tác phẩm “tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” [60 ; 328]. M. Bakhtin trong một phần quan trọng các công trình của mình đã tập trung phân tích và biện giải sâu sắc về những đặc trng của t duy tiểu thuyết. Nhà bác học này cho rằng: “có ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác biệt về nguyên tắc so với tất cả các thể loại khác : 1/ tính ba chiều có ý

nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ đợc thể hiện trong tiểu thuyết; 2/ sự thay đổi cơ bản các toạ độ thời gian của hình tợng văn học trong tiểu thuyết; 3/ chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đơng đại) ở thì không hoàn thành của nó.” [60 ; 328].

Trong tơng quan so sánh thể loại, các đặc trng tiểu thuyết đợc minh định từ vấn đề “khoảng cách sử thi”. Đặc biệt, trong khi phân tích mối quan hệ với thời hiện tại, tác giả đã có một lu ý đáng chú ý : “cũng có thể tri giác “thời đại của chúng ta” nh một thời đại sử thi anh hùng, từ giác độ ý nghĩa lịch sử của nó, tri giác từ xa, từ cự ly thời gian (không phải bằng con mắt mình, con mắt ngời đơng thời, mà dới ánh sáng tơng lai); cũng có thể tri giác quá khứ một cách thân mật (nh cái hiện tại của ta). Nhng làm nh thế tức là chúng ta tri giác không phải hiện tại trong hiện tại và không phải quá khứ trong quá khứ: chúng ta ly gián mình ra khỏi “thời đại của chúng ta”, khỏi khu vực nó tiếp xúc bình dị với ta.” [11 ; 36 - 37]. Nh vậy, chính cảm quan nghệ thuật với sự xoá bỏ khoảng cách cấm kị trong một loạt những mối quan hệ đặc trng của văn học đã hình thành một t duy văn học mới mẻ, với khả năng tái sinh mạnh mẽ nh chính tính năng sản của thể loại vốn đợc xem là nằm ở đờng biên của cấu trúc các thể loại chính thống này theo nh mô hình lễ hội Cácnavan [189 ; 12]. Tiểu thuyết bao hàm những sự dang dở, diễn tiến của thời hiện tại cha hoàn thành. Và cũng bởi vậy, cảm quan đời t và chất văn xuôi phồn tạp chính là những đặc trng căn bản của tiểu thuyết.

Quan niệm dân chủ và sự “tiêu diệt khoảng cách sử thi” mang lại một kiểu t duy nghệ thuật đặc biệt, t duy đối thoại mà bản thân nó có khả năng “mang một chiều sâu nhân văn mới hẳn so với nghệ thuật truyền thống mà chúng ta có thể gọi chung là kiểu t duy nghệ thuật độc thoại” [60 ; 333]. Dựa trên sự phân tích và chứng minh từ trờng hợp tiểu thuyết của Đoxtoiepxki, "lý thuyết đối thoại của M. Bakhtin đã nêu lên bản chất đối thoại của ý thức và ngôn ngữ, vạch ra các hình thức đối thoại, từ đó, đặt nền móng cho việc phân tích ngôn ngữ theo những bình diện mới" [60 ; 333]. Đặc biệt M.

Bakhtin đã phân biệt hai loại đối thoại, bao gồm đối thoại lớn (đối thoại quy mô rộng - large-scale dialogue) với đối thoại của nhân vật (đối thoại tiểu tiết - micro-tipe dialogue) [225 ; 11]. "Đối thoại lớn là đối thoại có tính bản chất giữa đời sống loài ngời và bản thân t tởng của loài ngời, tức là quan hệ đối thoại bình đẳng của các t tởng loài ngời trong cuộc sống. [...] Đối thoại này vợt lên trên các đối thoại cụ thể. Đối thoại lớn còn là quan hệ đối thoại giữa tác giả và nhân vật. [...] Sự đối thoại xâm nhập trong từng phát ngôn, trong từng từ đợc gọi là "tiểu đối thoại" [183 ; 345].

M. Kundera trong những luận điểm của mình cũng khẳng định, hình t- ợng tiểu thuyết là hình tợng có tính nớc đôi của cuộc sống nhân thế mà nó

trình bày chứ không phải chứng minh. Nó chỉ trình bày chứ chẳng phải "đi

chứng minh" cho bất cứ một cái gì trong cuộc sống nhân thế có tính nớc đôi ấy. Thành ra luận lí có tính quyết định luận không bao giờ đủ khả năng để phán định chính xác, trọn vẹn cái tôi tởng tợng. Khi phải phán định, luận lý chỉ có thể ở trong tình thế nhập nhằng "hoặc là thế này hoặc là thế kia", "hoặc là tốt, hoặc là xấu", "hoặc là thiện, hoặc là ác"... Tình trạng nhập nhằng, "hoặc là" nh thế là tình trạng bất lực của luận lý đối với hình tợng tiểu thuyết. Tình trạng bất lực ấy do khả năng sống hồn nhiên, sinh động, mơ hồ và đặc biệt là đa nghĩa của hình tợng tiểu thuyết. Khả năng ấy làm nên ma lực mãi mãi hấp dẫn của tiểu thuyết.

Tóm lại, tiểu thuyết là thể loại khai thác đối tợng ở thời “hiện tại cha hoàn thành”. Tiểu thuyết không tồn tại những phán xét cuối cùng về chân lý đời sống. Với tinh thần dân chủ nh một đặc trng bản chất của thể loại, tiểu thuyết mang “tính mở”, có thể thu hút, làm mới nhiều thể loại văn học khác. Bên cạnh đó, tinh thần dân chủ của tiểu thuyết là tiền đề cho sự đối thoại bình đẳng giữa các giọng điệu, lập trờng tác giả và giọng điệu, lập trờng nhân vật với t cách là những chủ thể t tởng ngang hàng, không bên nào có quyền áp đặt bên nào.

1.2.1.2. Về khái niệm loại hình nội dung

Thể loại là một vấn đề quan trọng khi xem xét sự vận động của lịch sử văn học. Và “theo quan điểm hiện nay, thể loại văn học không chỉ là hiện tợng phân hóa về phơng thức phản ánh, phơng thức tổ chức tác phẩm, mà trớc hết là một quan điểm đối với đời sống đã đợc cố định hóa” [187 ; 65]. Pospelov khi chú ý đến nội dung thể loại đã phân biệt ba thể tài cơ bản khi xem xét toàn bộ lịch sử phát triển của văn học nói chung và tự sự nói riêng.

Khi bàn đến các thể tài tự sự, Pospelov khẳng định “do tính chất rộng rãi của việc miêu tả tính cách trong các tác phẩm tự sự, nên so sánh với kịch và trữ tình, chủ đề thể tài của tự sự bộc lộ đặc biệt rõ rệt. Chủ đề này biểu hiện trong những hình thức thể tài hết sức khác nhau, dù có gần gũi với nhau về nội dung” [177 ; 394]. Pospelov cũng đa ra những tiêu chí để phân loại các thể tài thuộc các loại hình nội dung của tác phẩm tự sự. Theo Pospelov, trong tiến trình văn học nhân loại đã xuất hiện ba thể tài chính tơng ứng với ba loại hình nội dung đời sống của con ngời. Mỗi một loại hình nội dung đời sống của con ngời đợc quan niệm nh một kiểu quan hệ của con ngời với thế giới.

Kiểu quan hệ thứ nhất: Kiểu quan hệ lịch sử dân tộc (thể tài sử thi) là kiểu quan hệ giữa con ngời của cộng đồng này với con ngời thuộc cộng đồng khác, dân tộc này với dân tộc khác. Pospelov cho rằng: “ở giai đoạn phát triển ban đầu, trong loại hình tự sự đã xuất hiện các thể tài lịch sử dân tộc miêu tả con ngời trong quá trình tham gia tích cực vào các sự kiện của đời sống dân tộc. Mối liên hệ này bộc lộ đặc biệt rõ rệt trong các tình huống lịch sử cụ thể: trong chiến tranh giải phóng dân tộc, trong phong trào cách mạng; đó cũng th- ờng là những cái lõi cốt truyện của các tác phẩm loại này. Trong tính cách của các nhân vật chính, cái đợc nhấn mạnh là những hành động và khát vọng của họ gắn liền với lý tởng tập thể chung của dân tộc” [177 ; 395]. Có thể thấy, thể tài lịch sử - dân tộc “đề cập đến quá trình hình thành dân tộc, đấu tranh để bảo

vệ và xây dựng đất nớc, quốc gia, đề cập tới các sự kiện đấu tranh giai cấp, chiến tranh, cách mạng, có ảnh hởng tới vận mệnh dân tộc” [183 ; 65].

Kiểu quan hệ thứ hai: Kiểu quan hệ thế sự (thể tài thế sự - phong tục). Đây là kiểu quan hệ giữa tầng lớp này với tầng lớp khác, bộ phận ngời này với bộ phận ngời khác trong những mối quan hệ dân sự. Pospelov nêu rõ: “Về sau, trong loại hình tự sự bắt đầu phát triển các thể tài thế sự. Nếu trong các thể tài lịch sử - dân tộc, qua các nhân vật anh hùng, xã hội đợc trình bày trong sự phát triển, trong cuộc đấu tranh để thực hiện các nhiệm vụ của toàn thể dân tộc, thì trong các thể tài thế sự, tức là các thể tài ra đời muộn hơn, cái đợc tái hiện chủ yếu là trạng thái tơng đối ổn định của toàn thể xã hội hay một môi tr- ờng xã hội cụ thể nào đó. Và tình trạng này bao giờ cũng đợc tác giả đánh giá nh thế nào đấy; các tác phẩm mô tả phong tục thấm nhuần cảm hứng t tởng khẳng định hoặc phủ định” [177 ; 398]. Điều đó có nghĩa, khi các vấn đề quốc gia đã định hình, tức những xung đột mang tầm dân tộc đã ổn định thì các vấn đề quan hệ giữa giai cấp, thành thị và nông thôn, quan hệ giữa các tầng lớp ngời trong xã hội và cách ứng xử của họ, các vấn đề đạo đức, luân lý, văn hóa đợc đề cập và khai thác. Đó chính là những tác phẩm thuộc thể tài đạo đức - thế sự. Các tính cách trong thể tài thế sự “thờng mang tính đại diện rất rõ, các nhân vật của nó là những đại biểu của môi trờng mình, là sự thể hiện các khuyết điểm hoặc phẩm chất tốt đẹp của môi trờng xã hội ấy” [177 ; 398].

Kiểu quan hệ thứ ba: Kiểu quan hệ đời t (thể tài tiểu thuyết). Đây là kiểu quan hệ giữa cá nhân với cá nhân ở góc độ đời t. “Khác với các tác phẩm thế sự, trong các thể tài đời t việc miêu tả hoàn cảnh xã hội, tình trạng này nọ của xã hội chỉ là cái nền để trên đó tác giả thể hiện cái chính, tức là sự phát triển tính cách của những con ngời cá biệt trong quan hệ của nó với hoàn cảnh. ở đây các tính cách đợc miêu tả trong sự hình thành, sự phát triển bên ngoài hoặc bên trong của chúng. Vì vậy, ngay cả các cốt truyện cũng th- ờng phục tùng sự phát triển của những xung đột giữa các nhân vật; các cốt

truyện này chuẩn bị cơ sở cho sự biến đổi bên trong của các tính cách” [177 ; 401 - 402]. Thể tài đời t thờng phát triển, nở rộ khi văn học quan tâm khám phá đời sống cá nhân của con ngời, quan tâm đến sự hình thành nhân cách, những khao khát, những tình cảm của từng cá nhân.

Nh vậy, từ quan điểm của Pospelov, chúng tôi nhận thấy các nguyên tắc khi phân tích loại hình nội dung trong văn học :

(1) Thể tài văn học không đồng nhất với thuật ngữ thể loại. Về vấn đề này, chúng tôi đồng tình với nhận định của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: "Khi M. Bakhtin đem đối lập sử thi với tiểu thuyết là ông đối lập hai loại hình văn học. Do đó, khái niệm sử thi ở đây không hề đồng nhất với sử thi cổ đại với tính chất tự sự khách quan, dung lợng lớn, kể hết mọi biểu hiện phong phú của đời sống nh bách khoa toàn th. Sử thi ở đây hiểu là khuynh hớng u tiên cho chủ đề dân tộc, mâu thuẫn địch - ta, xây dựng những con ngời tiêu biểu cho ý chí phẩm chất cao đẹp của dân tộc" [190 ; 10]. Loại hình nội dung thể hiện trớc hết ở cách nhìn, điểm nhìn. Có thể nói, mỗi loại hình nội dung văn học thể hiện một loại hình về nhãn quan, thế giới quan trong cảm nhận văn học. Sử thi là cách nhìn từ lợi ích cộng đồng của dân tộc. Thế sự là cách nhìn từ mối quan hệ giữa các tầng lớp ngời trong xã hội, các vấn đề thiện - ác, giàu - nghèo,... Trong khi đó, đời t là cách nhìn từ sự tồn tại của cá nhân, cá thể con ngời.

(2) Các thể tài không tồn tại hoàn toàn tách biệt mà luôn có sự đan bện, cùng tồn tại suốt chiều dài lịch sử văn học. Chúng tôi tán đồng quan niệm của Trần Đình Sử cho rằng : “ở các tác phẩm lớn thờng có sự kết hợp các nét nội dung thể tài ấy với nhau, trong đó có một hay hai nét chiếm u thế, tạo thành loại tác phẩm đa diện” [193 ; 66]. Chính ở những nét nội dung chiếm u thế ấy trong tơng quan với các thể tài khác tạo ra diện mạo phát triển mà qua đó chúng ta có thể nắm bắt đợc những quy luật vận động của lịch sử văn học.

(3) Mỗi một thể tài nh vậy dới ánh sáng riêng của nó phát hiện các loại hình tính cách, gắn với một số cảm hứng, hệ thống biện pháp, phơng tiện nghệ

thuật nhất định. Với t cách là khái niệm chỉ loại hình nội dung tác phẩm văn học, thể tài văn học đợc minh định qua cảm hứng nghệ thuật, xung đột và nhân vật trong tác phẩm tự sự.

1.2.1.3. Các loại hình nội dung thể loại tiểu thuyết

Xét về mặt đề tài, sử thi chủ yếu nói về lịch sử dân tộc, cuộc chiến giữa các dân tộc với nhau. "Tình huống phù hợp nhất với thơ sử thi đó là các xung đột của trạng thái chiến tranh. Thực vậy, trong chiến tranh, chính là toàn bộ dân tộc đang vận động. Nó bị kích thích phải hành động bởi vì nó phải bảo vệ toàn bộ mình" [63 ; 594]. Tiểu thuyết chủ yếu nói về thế sự, đời t, về các chuyện nhân tình thế thái ở đời hoặc những chuyện tình cảm riêng t của con ngời. Yếu tố đời t càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng. Ngợc lại, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà. Trong tiểu thuyết sử thi có sự kết hợp cả ba đề tài trên. Nội dung thế sự, đời t đợc phô diễn trên sân khấu, nhng nằm trong bối cảnh phông nền của nội dung lịch sử dân tộc.

Đối tợng miêu tả của sử thi là những sự kiện đã hoàn tất trong quá khứ dân tộc, đợc lu giữ lâu bền, đa dạng trong ký ức cộng đồng. ở đó, mọi thứ đã hoàn tất và các thế hệ con cháu về sau không can thiệp vào đợc. Đối tợng miêu tả ấy tách hẳn với thời hiện tại của ngời kể chuyện bằng một "khoảng cách sử thi tuyệt đối". Ngời kể chuyện thờng thể hiện tình cảm tôn trọng, sùng kính những giá trị đã đợc lịch sử cộng đồng sắp đặt, khẳng định. Tiểu thuyết lại khác, thậm chí mang đặc điểm ngợc hẳn lại với sử thi. Theo M. Bakhtin: "Tiểu thuyết hình thành chính trong quá trình phá bỏ khoảng cách sử thi, trong quá trình thân mật hóa con ngời và thế giới bằng tiếng cời, hạ thấp đối tợng miêu tả nghệ thuật xuống cấp độ hiện thực đơng thời dang dở không hoàn thành và luôn biến động" [11 ; 75]. Vẫn theo M. Bakhtin, có thể miêu tả thời hiện tại trong sử thi với điều kiện là, phải đặt điểm nhìn từ tơng lai để nhìn về hiện tại. "Tất nhiên, có thể tri giác cả "thời đại của chúng ta" nh một thời đại

sử thi anh hùng, từ giác độ ý nghĩa lịch sử của nó, tri giác từ xa, từ cự ly thời gian (không phải bằng con mắt mình, con mắt ngời đơng thời, mà dới ánh sáng tơng lai)” [11 ; 75]. Nh vậy, chúng ta vẫn có thể tạo ra đợc "khoảng cách sử thi" khi miêu tả hiện thực đơng thời. Nhng không phải hiện thực đơng thời nào cũng tạo ra thái độ thành kính. Bởi vậy cần có sự chọn lọc đối tợng. "Hiện thực đơng thời chỉ có thể xâm nhập các thể loại cao thợng ở những giai tầng có ngôi bậc cao nhất và cũng đã đợc cự ly hóa do vị trí của chúng trong chính hiện thực" [11 ; 43]. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 - 1975, hình ảnh tiêu biểu cho "giai tầng có thứ bậc cao nhất" là ngời chiến sĩ cách mạng vô sản. "Ơi anh giải phóng quân / Kính chào anh con ngời đẹp nhất!" (Tố Hữu).

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w