Xung đột dòng họ

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 94 - 102)

Một trong những xung đột thế sự trung tâm đợc các tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 khai thác là xung đột giữa các dòng họ. Trên nhiều vùng quê, chính những ngời nông dân hồn hậu, chất phác, giàu tình cảm, nhng sống trong hủ tục thâm căn cố đế từ ngàn kiếp trớc để lại, đã gây ra không ít đau khổ cho nhau và cho chính mình. Sự ấu trĩ trong nhận thức, tâm lí bầy đàn, sự trì trệ bảo thủ và tập tục làng xã đã khiến những ngời nông dân vốn thuần hậu, nghĩa tình có lúc trở nên độc ác, nhẫn tâm trớc nỗi đau khổ của những ngời hàng xóm láng giềng chung cây đa bến nớc.

nông dân đã bị chi phối, đè nặng bởi những hủ tục và tập tục. Sau chiến tranh, làng quê nhỏ bé vẫn không hề bình yên. ở đó cuộc sống luôn bị khuấy đảo, sôi lên vì những quan hệ, những mâu thuẫn, những định kiến làm điêu đứng bao ngời. Đọc Bến không chồng của Dơng Hớng mới thấy hết mối thù giữa hai dòng họ Vũ và Nguyễn đã làm cho con đờng đi đến hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa gian nan biết chừng nào. Vì lời nguyền quyết liệt “Nớc sông Đình ngàn năm không cạn. Cầu Đá bạc vạn kiếp trơ trơ. Bến tình còn đẹp nh mơ. Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi”, Hạnh lấy chồng mà không đợc về nhà chồng ở bởi cả họ Nguyễn coi việc đó chẳng khác nào “rớc voi về giày mả tổ”. Và có lẽ chẳng có câu chuyện tình nào từ cổ chí kim trên thế giới miêu tả đêm tân hôn đặc biệt nh đêm tân hôn của vợ chồng Hạnh: “Đám cới tan. Làng Đông chợt lặng đi. Cô dâu chú rể lại dắt nhau ra bờ sông”. Hạnh và Nghĩa quyết tâm bớc qua lời nguyền để đến với nhau, chấp nhận làm hai kẻ bất hiếu. Cho nên, đám cới của họ chỉ có thanh niên nam nữ trong làng chứng kiến, các cụ già không ai có mặt. Khổ nhất cho đôi bạn trẻ là cới nhau rồi, nhà cửa có nhng không đợc về ở. Vậy là đêm tân hôn diễn ra nơi bờ sông. Sự lãng mạn, sự bay bổng của tuổi trẻ làm hai con ngời vui ngây ngất trớc hạnh phúc của mình, nhng ngời đọc thì chợt dâng lên cảm giác xót xa, ái ngại. Mừng cho hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa, nhng cũng lo cho cuộc sống mới của đôi bạn trẻ. Những ngày Hạnh sống bên nhà chồng là những ngày cô chịu sự dò xét, soi mói của cả dòng họ. Cũng bởi lời nguyền đó mà: “Bao nhiêu năm nay thanh niên làng cứ phải mò sang làng khác lấy vợ. Gái làng Đông ta xa nay nết na mà cứ phải khăn gói đi làm dâu thiên hạ. Cả làng này sao không thấy g- ơng nhà chị Toan, chị Sang đi lấy chồng làng Hạ - ngời bị chồng đánh phát điên, ngời bị mẹ chồng nay đuổi mai xua phải bỏ về làng ở” (Bến không

chồng – Dơng Hớng). Hạnh, sau bao khó khăn mới đợc bớc chân về ở nhà

chồng, cũng vẫn bị lời nguyền đeo đẳng: “Vợ chồng thằng Nghĩa đã phản lại lời nguyền của cụ Tổ. Nó rớc kẻ thù về làm vợ. Nó làm điều ác, gia đình nó sẽ

tuyệt tự. Con Hạnh sẽ chẳng bao giờ có con” (Bến không chồng - Dơng H- ớng). Hạnh không có lỗi nhng hàng ngày cô lại phải sống trong mặc cảm tội lỗi với dòng họ tổ tiên nhà chồng vì không sinh cho Nghĩa mụn con nối dõi. Với Hạnh, thiếu thốn, hi sinh mất mát có lẽ vẫn dễ chịu hơn phải chịu đựng lời nguyền độc ác đeo đẳng: “Hạnh cảm nhận rõ sẽ có tai họa dội xuống đầu Hạnh. Từ ngày Hạnh đợc ở ngôi nhà mới này, dân làng Đông và ngời trong họ Nguyễn nhìn Hạnh không còn đằm thắm nh xa. Hạnh khiếp sợ những ánh mắt lạnh lùng và những lời dị nghị “Bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc”. Cứ nghĩ đến những lời rủa cay độc ấy Hạnh lại thấy rã rời và chìm nghỉm trong ảo ảnh”. Hạnh đã phải cay đắng thốt lên với chồng: “Lời nguyền của cả họ nhà anh vẫn còn đó, nó ngấm sâu vào da thịt ngàn đời không bao giờ rửa sạch”. Rất nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra chỉ vì không có con nối dõi, và ngời thiệt thòi nhất là những ngời phụ nữ. Bản thân họ không đợc quyền làm mẹ cũng đã là một nỗi đau. Họ không đợc thông cảm mà luôn phải hứng chịu con mắt ghẻ lạnh, khinh thị của ngời đời. Mang “tội bất hiếu” với dòng họ nhà chồng thì kinh khủng biết nhờng nào. Vì thế, cô Dâu trong một cuộc họp dòng họ đã phẫn nộ: “Cái họ nhà mình rõ lạc hậu, suốt đời toàn làm khổ nhau bằng những chuyện đâu đâu”. Cũng vì ý thức tộc họ mù quáng mà lão Xung đã làm những hành động độc ác nh đốt từ đờng, ăn cắp tiền, xúi giục ngời trong họ tẩy chay vợ chồng Hạnh… để rồi lơng tâm day dứt sinh ra dở điên, dở dại. Ông Khiêm trởng tộc chết trong nỗi đau xót, kiêu hãnh mà cô đơn vì không chỉ họ tộc, làng xóm, cả đến vợ con ông cũng không hiểu đợc những suy nghĩ phức tạp giằng xé ông.

Vạn - một chiến sĩ Điện Biên, một thơng binh về làng với niềm tự hào về quá khứ anh hùng và phẩm chất cách mạng của mình, lại chính là nạn nhân của những quan niệm, những nhận thức cứng nhắc, tự cầm tù mình trong cuộc sống khổ hạnh mà anh cho là nh thế mới xứng với phận vị của mình. Vạn sống với niềm kiêu hãnh của một ngời lính từ chiến trờng trở về. Nhng quan trọng

là Vạn đã không dám vợt qua những e ngại, những định kiến và d luận, tự chôn sâu mối tình với chị Nhân - vợ của ngời đồng đội đã hi sinh. Cuộc đời với Vạn đã trở thành bi kịch bởi một phần do anh luôn chỉ nhìn thấy hào quang của một chiến sĩ Điện Biên, một ngời hùng, một phần anh cũng không dám bớc qua sự thù hằn của hai dòng họ để đến với hạnh phúc mà đáng ra anh đợc hởng. Cái chết của Vạn giải thoát cho anh khỏi cuộc đời bất hạnh nhng để lại cho ngời đọc bao xót xa. Những định kiến đã khiến Vạn trở thành một con ngời vừa vô thần, vừa vô cảm. Những số phận nh Hạnh, Vạn,… đợc đặt trên cái nền làng Đông rất điển hình. Một làng quê bé nhỏ, mang nhiều nét truyền thống và cũng là nơi tích tụ những xung đột xã hội dữ dội, những thăng trầm, biến thiên đau xót. ở đó con ngời phải sống trong một môi trờng tinh thần lẫn lộn giữa niềm tin thiêng liêng với những mê muội ngu tín. Trong những tấn bi kịch của các nhân vật đều có một phần nguyên nhân từ sự chấp nhận tự nguyện hay cam chịu của họ trớc những định kiến và ràng buộc nghiệt ngã của ý thức dòng họ.

Trong Trần gian ngời đời, Dơng Hớng đã xây dựng cảnh thù hằn giữa hai dòng họ Đinh và Vũ chỉ vì dòng họ Đinh đào ao chống hạn bị coi là “triệt long mạch” nhà họ Vũ. Thế là cảnh đổ máu xảy ra: “Họ mê muội hung dữ xả vào chân nhau, bổ cả vào đầu nhau. Mặc lúa má khô héo sâu bệnh, mặc trẻ con ốm đau, suốt ba tháng trời, dân làng Nguyệt Hạ mất ăn mất ngủ vì việc đào ao đào cử, để rồi cuối cùng dân làng phải chứng kiến một cảnh tợng rùng rợn. Một cơn ác mộng xảy ra đối với ngôi đình làng Nguyệt Hạ, đầu của Vũ Bách Thiên rời khỏi cổ mà mắt vẫn mở trừng trừng nằm lăn lóc dới chân cột. Lỡi kiếm sáng loáng băm vào cây cột đình sâu ba tấc. Còn Đinh Tử Túc nằm giữa đình, bụng phơi ra một đống bùng nhùng gan ruột”. Vì những cách nghĩ rất ấu trĩ và hồ đồ, con ngời không ít khi hành động mê muội, làm khổ nhau, thậm chí chém giết nhau. Bản thân mỗi ngời nông dân cũng đau đớn khổ sở khi luôn phải nuôi dỡng trong mình, cho con cháu mình mối thù nh thế, nhng

họ lại không thể và không cho phép mình nguôi quên. Quá khứ là một cái gì đó quá nặng nề, từ đời này qua đời khác, ngời ta không để cho nó ngủ yên mà liên tục đánh thức nó nh là một thớc đo lòng trung thành với dòng họ. Lão Kình mang một nỗi hận ghê gớm đối với ngời đã giết con trai mình, ngày đêm âm mu trả thù cho con bất chấp phải dùng những thủ đoạn đê tiện. Lão dùng số tiền ki cóp cả đời dụ dỗ Quất ăn cắp chiếc vòng hòng chia rẽ tình yêu của Nga và Đô, sẵn sàng đổi trắng thay đen, cốt bắt đợc con gái kẻ thù về làm dâu nhà mình để hành hạ: “Chúng phải nhớ, phải nhớ đời hiểu cha? Chúng phải nhớ và khắc ghi vào lòng về cái chết oan uổng của bố chúng mày”. Và đây những lời lấy khẩu cung lão Kình hàng ngày tra tấn đứa cháu sau bữa cơm chiều, cốt để khắc ghi vào tâm não nó mối thù sinh tử:

“- Bức! - lão Kình cất giọng rõ oai. - Dạ!

- Ai là ngời đẻ ra bố mày?

- Bẩm ông ạ. Ông là ngời đẻ ra bố con. - Ai là ngời đẻ ra mày?

- Dạ bẩm ông bố mẹ con ạ. - Bố mày là ngời thế nào?

- Bẩm ông bố con là ngời vô cùng tốt bụng ạ. - Thế bố mày đâu rồi?

- Bẩm bố con chết rồi ạ. - Tại sao bố mày lại chết?

- Bẩm ông bố con bị treo cổ chết ạ. - Đứa nào treo cổ bố mày?

- Tay Lỡng là tay nào? - Bẩm ông là bố con Nga. - Con Nga là ai?

- Bẩm ông là vợ con. - Ai trị tội nó?

- Bẩm ông, con ạ. (Trần gian ngời đời - Dơng Hớng)

Những câu hỏi lặp đi, lặp lại, ngày qua ngày đã cớp đi sự bình yên, cảm giác hạnh phúc không chỉ của đứa cháu mà còn biến không khí gia đình lão thành địa ngục. Việc Bức yêu Nga bị cả nhà lão coi là việc táng tận lơng tâm, bất trung bất hiếu. Nhìn thấy cảnh Bức tình cảm với vợ, anh trai Bức đã đánh Bức và rít lên: “Mày là thằng nhu nhợc. Mày đã quên mất lời ông dạy. Lần này tao chỉ cảnh cáo, lần sau vi phạm tao đâm thủng bụng” (Trần gian ngời

đời - Dơng Hớng).

Một tiểu thuyết khác khai thác xung đột dòng họ trong cảm hứng thế sự rất thành công là Mảnh đất lắm ngời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trờng. Không gian của câu chuyện là địa bàn nông thôn ven sông Công (Thái Nguyên) trong thời gian năm 1988, khi mà Việt Nam đang bắt đầu thời kỳ đổi mới. Nội dung chính của tiểu thuyết là sự đấu đá cá nhân của hai dòng họ, họ Vũ và họ Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình Phúc (trởng họ Vũ) và anh em Trịnh Bá Hàm (trởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ (em của Hàm, bí th Đảng ủy của xã). Đây là hai họ lớn nhất và có máu mặt nhất trong làng: nhiều ngời giàu có, nhiều ngời có quyền chức là đi thoát ly.

Mối hiềm khích giữa hai họ này qua lời kể lại trong tác phẩm thực ra đã kéo dài từ nhiều đời trớc và đến đời Phúc - Hàm thì trực tiếp liên quan đến mối tình thù. Trớc kia, khi còn trẻ, Phúc có quan hệ yêu đơng với bà Son (lúc đó Phúc đã có vợ), sau đó vì nhát gan mà bỏ bà Son. Bà Son sau đó bị bố mẹ

ép gả cho Hàm (có biệt danh Hàm thọt), sau khi cới nhau, Hàm phát hiện ra vợ mình đã bị mất trinh khiến cho bà Son vì cớ đó sợ hãi phải sống nh một cái bóng, tự coi mình là con tôi đòi trong nhà để đổi lấy việc Hàm để cho mình sống yên ổn trong nhà. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến Hàm rất thù Phúc.

Câu chuyện cứ xoay quanh những ân oán hai họ, và những đấu đá trong làng quê, đợc nâng cao lên quan điểm thành ra sự đấu đá trong chi bộ Đảng của xã mà ở đó Thủ làm bí th, Phúc là chủ nhiệm hợp tác xã. Đỉnh cao của ân oán là việc ông Hàm âm mu đào mộ bố Phúc (mới mất) để yểm bùa nhằm ám hại dòng họ Phúc nhng bị phát hiện, sau đó bị bắt giam. Thủ dùng chị dâu mình là bà Son lừa cho ông Phúc rơi vào bẫy, vu oan cho hai ngời có tình ý, viết biên bản và bắt ép Phúc phải hòa giải để cứu ông Hàm. Sau đó lại dùng biên bản này để ép bà Son phải giả mạo đơn tố cáo Phúc có ý định cỡng hiếp mình. Mâu thuẫn đợc đẩy cao lên đỉnh điểm khi bà Son bị cỡng bách cao độ, xấu hổ và không còn lối thoát đã nhảy xuống sông tự vẫn và Phúc là ngời đầu tiên vớt xác bà.

Câu chuyện cũng gắn liền với một mối tình oan trái là con gái của ông Hàm, Đào yêu Tùng, cháu gọi ông Phúc bằng cậu (mẹ Tùng là chị gái ông Phúc, ngời họ Vũ). Tùng là đảng viên tốt, cựu quân nhân, có chí vơn lên và muốn vợt qua những định kiến dòng họ, đồng thời cùng những đảng viên tốt khác muốn xóa bỏ những bóng đen hắc ám trong chi bộ Đảng, làm trong sạch đội ngũ để xây dựng quê hơng. Cùng sát cánh với Tùng còn có trung tá Chỉnh, bạn chiến đấu của bố Tùng, cả hai thành một cặp đảng viên đang vơn lên để xây dựng nền nếp mới cho chi bộ. Chuyện tình của Tùng và Đào tởng chừng nh dang dở sau khi chính Tùng phát hiện ra việc ông Hàm có ý đồ đào mộ và báo cho ông Phúc. Mâu thuẫn của họ đợc giải quyết ở cuối chuyện nhờ nhân vật nữ khác là Minh, bạn của Đào, cũng là một ngời thầm yêu Tùng.

Mảnh đất lắm ngời nhiều ma cũng mô tả những chuyện rắc rối "quanh lũy tre làng" thông qua những quan hệ phức tạp và những nhân vật rất thú vị

khác nh cặp tình nhân ông Quản Ng - bà Đồ Ngật, hay chuyện Tám lé cố ngóc đầu lên khỏi cuộc sống bí bách, hay những hành vi bất nhân của ông Phúc với chính bố mẹ, anh em của mình trong cải cách ruộng đất. Câu chuyện cũng bị che phủ bởi những "bóng ma", từ huyền thoại ma ám của nhân vật Quỳnh - Quềnh cho đến sự hiện diện của một thầy mo - cô Thống Bệu. Nhng thực chất của những bóng ma đó đợc lý giải vừa đơn giản mà lại rất triết lý của chính ngời trừ ma - cô Thống Bệu: "Đừng tởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trớc hợp tác họp để đòi chia ruộng khoán không? Cứ nh cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xa! Chả ai chịu nhả miếng nào. Cả làng có mỗi xứ Đồng Chùa là thợng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn vơ giật về mình. Có đời thuở nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hơng hỏa ngay ở đấy. Vợ chồng ông Tý Hỏi mới kinh, bỏ nhau mỗi ngời một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt. Vợ chồng thách nhau giữa làng: mày mà làm ông phá. Mấy là đòi ruộng cũ không đợc thì bù lu bù loa lên, cứ nhao nhao nh chào mào ăn dom! Xa nay ngời ta chỉ sợ ngời chết chứ ai sợ ngời sống? Có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ ngời. có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá. Nhìn chả thấy ngời đâu, toàn ma. Những thân ngời sống ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa."

Tiểu thuyết kết thúc dang dở khi những mâu thuẫn bắt đầu đợc hạ nhiệt và những bóng đen hắc ám bắt đầu lộ ra mặt, mối tình Tùng - Đào bắt đầu có

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w