Cảm hứng bi kịch

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 91 - 94)

Đứng trớc những yêu cầu và nhiệm vụ đấu tranh cách mạng, văn học 1945-1975 đã khơi dậy và nêu cao ý thức cộng đồng mà cốt lõi là lòng yêu n- ớc, tinh thần dân tộc và ý thức giai cấp. Cảm hứng chủ đạo của nền văn học thời kì này là lòng yêu nớc, khát vọng độc lập, tự do và lí tởng xã hội chủ

nghĩa. Từ sau 1975 ta nhận thấy, trong thời gian đầu, cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc vẫn còn đợc tiếp nối ở một số sáng tác của các cây bút có những thành tựu từ thời chiến tranh (Miền cháy - Nguyễn Minh Châu, Năm 1975 họ đã sống nh thế - Nguyễn Trí Huân...). Tuy nhiên đây không phải là cảm hứng chủ đạo bao trùm lên văn học sau 1975. Mặt khác

nhận thức lại cuộc chiến tranh cũng nh phản ánh hiện thực đời sống mới

không chỉ là những ngợi ca mà còn nhiều vấn đề bề bộn khác cần đợc giải quyết. Sau 1975, khi cuộc sống trở lại với những quy luật bình thờng, con ngời phải đối mặt với muôn vàn vấn đề luôn nảy sinh trong cuộc sống thờng nhật. Những cái bình thờng mà muôn thủa đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân và yêu cầu một sự quan tâm đến quyền lợi của mỗi cá nhân, của từng số phận. Đời sống cá nhân, nhất là những con ngời đi ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống đời thờng, không thuần nhất đợc ngời đời nhìn nhận nh những tráng sĩ anh hùng của dân tộc, mà họ có khi phải làm lại từ đầu, thậm chí họ có khi phải đối mặt với sự bạc bẽo, ghẻ lạnh, coi thờng nh những kẻ ăn mày “chui” ra từ quá khứ.

Hai Hùng (ăn mày dĩ vãng - Chu Lai) trở về với cuộc sống đời thờng trong những day dứt khôn nguôi về quá khứ với ngời con gái Ba Sơng. Vợt qua bao thách thức, bộn bề, anh quyết tâm tìm kiếm để xác nhận còn một Ba Sơng đang tồn tại, để rồi anh lại phải đối mặt với chính sự lạnh lùng của chị. Giang Minh Sài (Thời xa vắng - Lê Lựu) sau chiến tranh trở về với cuộc sống phức tạp của đời thờng, đau đớn thấm tháp cái bi kịch đổ vỡ của gia đình... Nếu nh Thời

xa vắng (Lê Lựu) là bi kịch của con ngời không những bị cái tập thể vô danh tính

che lấp, mà chính mình cũng tự che lấp không dám bộc lộ với chính mình, thì đến Bến không chồng (Dơng Hớng) là tiếng kêu thét của cá nhân bị che lấp mạnh mẽ càng thống thiết hơn: một con ngời quá tốt, suốt đời lo cho hạnh phúc của mọi ngời, nhng đến một chút hạnh phúc riêng của mình thì không bao giờ dám, coi hạnh phúc riêng t nh là tội lỗi, nh là tội ác.

sau 1975 đã có những đổi mới quan trọng trên phơng diện xung đột và nhân vật. Nh vậy đây là một sự tiếp tục, nhng không phải nh một sự nối dài mà là cuộc chuyển đổi của lịch sử. Đây là cách viết về chiến tranh sau chiến tranh, viết về chiến tranh trong bối cảnh và nhu cầu thẩm mỹ của thời bình, viết về chiến tranh cho một đối tợng đọc mới, với số đông, và ngày càng đông hơn là những thế hệ sinh ra trong hòa bình. Chính nhu cầu thẩm mỹ của các thế hệ bạn đọc này sẽ quyết định gơng mặt mới của văn học. Vấn đề không phải chỉ là trang trải, là dốc hết bản thân cho một món nợ phải trả; mà còn là, hoặc chủ yếu là tìm đến, là đón đợi một giao thoa và đồng cảm với các thế hệ bạn đọc mới; là đọc đợc ở họ những gì họ đang mong đợi...

Thể tài sử thi vẫn có vị trí trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Tuy nhiên, những đổi mới trên phơng diện cảm hứng, nhân vật, xung đột đã tạo ra một diện mạo khác của loại hình nội dung tiểu thuyết hậu chiến. Thể tài sử thi không còn chiếm vị trí độc tôn và tiếp tục để lại, tiếp tục gây “áp lực” lớn cho thể tài thế sự và đời t. Sự trỗi dậy của thể tài thế sự và đời t là một tất yếu của sự phát triển tiểu thuyết trong một bối cảnh văn hóa mới. Ngợc lại, sự khẳng định vị thế của thể tài thế sự, đời t đã mang lại một chất lợng mới cho thể tài sử thi. Cảm hứng ngợi ca trở nên sâu lắng hơn với những trải nghiệm của những cây bút đã có điều kiện ngẫm ngợi và bởi vậy cũng sâu sắc hơn.

Chơng 3

Sự trỗi dậy của Thể tài thế sự trong tiểu thuyết việt nam sau 1975

Chịu sự chi phối của loại hình sử thi, loại hình thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 thờng đợc khai thác nhằm làm nổi bật cảm hứng sử thi. Sau 1975, tiểu thuyết có khoảng mời năm đầu phát triển theo quán tính cũ trớc khi bứt mình vào chặng phát triển mới. Từ 1986 đến đầu những năm chín mơi là giai đoạn văn học đổi mới, tập trung vào mô tả hiện thực với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”. Đây chính là giai đoạn tiểu thuyết thế sự chiếm vị trí quan trọng nhất trong bức tranh đổi mới tiểu thuyết Việt Nam kể từ sau khi hòa bình lập lại. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự chi phối của thể tài thế sự trong giai đoạn này của tiểu thuyết ? Những khuynh hớng vận động trong giai đoạn tiếp theo của tiểu thuyết dới giác độ loại hình nội dung ? Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ tập trung giải quyết khi xem xét những bình diện xung đột, nhân vật, cảm hứng của tiểu thuyết thế sự từ khi hòa bình lặp lại trong cái nhìn so sánh đồng đại và lịch đại.

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w