Xung đột xã hội trong loại hình sử th

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 55 - 59)

Chiến tranh qua đi, đất nớc trải qua những lựa chọn lịch sử. Khi đó, tiểu thuyết sử thi có điều kiện tập trung vào những “nỗi đau của lịch sử” mà thời kỳ chiến tranh không cho phép. Ngời nông dân Việt Nam trong những biến thiên của lịch sử đã đi qua cuộc cải cách ruộng đất từ nửa cuối những năm 1950, nhng phải đến sau 1975, tiểu thuyết mới có điều kiện để viết trả “món nợ” văn chơng này. Cải cách ruộng đất đợc coi là một thắng lợi vĩ đại của công cuộc Cách mạng dân tộc - dân chủ. Hàng ngàn năm, ngời nông dân là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, bị ức hiếp. Cách mạng đã đổi đời cho họ, cho họ quyền công dân và một “đặc ân’ của chính quyền mới thông qua công cuộc cải cách ruộng đất cho phép ngời nông dân đợc đấu tố địa chủ để đòi lại ruộng đất và quyền bình đẳng. Cải cách ruộng đất đã giúp đa số nông dân thoát khỏi áp bức của giai cấp địa chủ bóc lột. Nhng với không ít cá nhân cụ thể, cuộc cải cách ruộng đất đã gây nên bi kịch đau xót. Nhìn từ góc độ văn hóa, nhân bản thì đó là những sai lầm ấu trĩ của một số kẻ thừa hành giáo điều, duy ý chí, những kẻ lợi dụng cách mạng mu cầu lợi ích cho bản thân hoặc trả thù cá nhân, gây ra những oan trái, đau khổ, uất ức, chấn thơng tâm lý cho bao ngời. Dơng Hớng là nhà văn quyết liệt khi hớng tới khai thác, phản ánh vấn đề vốn bao năm tạm vùi lấp, âm ỉ nhng nhạy cảm này. Cả 3 cuốn tiểu thuyết Bến

không chồng, Trần gian ngời đời, Dới chín tầng trời của Dơng Hớng đều đề

sinh động không khí của công cuộc cải cách. Đây là cảnh đấu tố giữa hai cha con:

- “Tên địa chủ già kia, mày có biết ai đang đứng trớc mặt mày không? - Bẩm ông, con bị mù không nhìn thấy nhng nghe tiếng ông, con nhận ra ông chính là Ngô Văn Quất do chính con đã đẻ ra ông đấy ạ.

- Mày có chịu nhận tội đã bóc lột ông bà nông dân, tội buôn bán?

- Dạ bẩm ông con không bóc lột mà con chỉ muốn ông bà nông dân làm cho con để có gạo ăn khỏi chết đói thôi ạ. Còn cái chuyện buôn bán thì có. Đúng là con đã có buôn bán cứt, con có đổi thóc lấy cứt cũng là chỉ để ông bà nông dân có thóc mà ăn khỏi phải chết đói đấy ạ.

- Láo! Mày ngoan cố. Chính mày quá tham lam nên mới bị mù. Mày không thấy điều đó sao?

- Bẩm ông. Điều đấy thì ông nói đúng. Đúng là bây giờ con bị mù vì ngày xa con đau mắt mà vẫn phải gắp cứt để lấy tiền đong gạo nuôi ông đấy ạ.”

Một cuộc đối thoại đầy hài hớc, phi lí. “Tên địa chủ” bị quy kết thực tế chỉ là một ngời nông dân chăm chỉ, cả đời kiếm sống bằng cái nghề đầy nhọc nhằn và tủi hổ là buôn bán phân bắc, nhng ngời con đã kiên quyết kết tội cha mình tham lam độc ác, hoặc là vì anh ta bị các ý thức giai cấp mù quáng bịt mắt, hoặc anh ta là kẻ cơ hội táng tận lơng tâm. Điều đau xót là vì sao nhân tính con ngời đã trở nên méo mó đến thế khi mà Cách mạng luôn đặt mục đích trên hết là đem lại hạnh phúc cho mọi ngời?

Cải cách ruộng đất đã đi qua hơn nửa thế kỉ, nhng đọc lại những dòng đối thoại trên, không ai không giật mình. Giật mình bởi sự tàn khốc của lịch sử. Giật mình bởi nhà văn đã nói về lịch sử với một cái nhìn trực diện, không né tránh, sự thật đợc phơi bày bi đát quá. Nhà văn đã chọn một chi tiết rất nhỏ nhng vô cùng đắt để tái hiện lại chính xác những lầm lẫn, ấu trĩ một thời.

Gia đình Hoàng Kì giàu có nhờ buôn bán thuốc lào với các thơng gia n- ớc ngoài. Hoàng Kì Bắc còn đợc đích thân bộ trởng Phan Anh về thăm nh một ghi nhận những thành công to lớn của con ngời có tầm nhìn chiến lợc. Gia đình ông còn là những ngời sống có tình nghĩa. Mỗi năm cứ đến rằm tháng Tám, Hoàng Kì Bắc lại trở về tổ chức hội đình cho bà con: “Đêm hội đình Đoài, Nam và lũ trẻ đợc xem thắp đèn kéo quân, thả đèn giời và nghe hát chầu văn”. Nhng một con ngời từng trải nh Hoàng Kì Bắc cũng không thể ngờ tới ngày gia đình mình bị đem ra đấu tố, của nả bị vét sạch sành sanh, còn vợ chồng ông phải nhận cái chết thảm khốc.

Cảnh đấu tố địa chủ hoặc đem địa chủ ra xử tội là một cơn bão mà tác động của nó đến nhân tính, đến văn hóa tinh thần hết sức to lớn. Cái đợc nhiều, nhng cái mất không phải ít, nhất là nó làm khủng hoảng văn hóa làng quê. Phong trào đấu tranh giai cấp này thay đổi ngôi vị của nhiều ngời, đảo lộn nhiều giá trị. Bản chất ngời nông dân là hiền lành, sống nghĩa tình. Nhng khi họ quá khích, họ dễ mù quáng, tàn bạo. Thực tiễn xã hội phức tạp và đầy dữ dội ấy đợc các cây bút tiểu thuyết tái hiện với nhiều rung cảm. Có những mảnh đời tả tơi, đói khát đã đợc Cải cách ruộng đất đổi đời. Có những mảnh đời lại hiện ra nh nạn nhân của căn bệnh ấu trĩ, cực đoan, duy ý chí. Ngời đọc hôm nay không khỏi bàng hoàng khi đọc cảnh đấu tố trong Bến không chồng của Dơng Hớng: “Tùng - tùng - tùng - tiếng trống dậy lên khắp các nẻo đờng làng. Từ cụ già lọm khọm chống gậy đến các chị con thơ tay bồng tay bế dắt díu nhau cơm đùm cơm nắm đổ dồn về sân đình Đông. Thanh thiếu niên gi- ơng cờ, biểu ngữ khẩu hiệu đi trong dòng ngời luôn miệng hô vang:

- Đả đảo địa chủ Hào gian ác đầu sỏ! - Đả đảo - đả đảo - đả đảo!

Những cánh tay giơ lên răm rắp theo những tiếng hô đầy phẫn nộ. Kì đài dựng cao ngất đỏ rực khẩu hiệu và biểu ngữ. Khoảng giữa kì đài và dân

chúng có một khoảng trống ngời ta đào một cái hố tròn nh hố tăng xê sâu đến ngực địa chủ Hào. Địa chủ Hào đứng dới hố, tóc trắng phơ, mặt già khọm cúi gằm xuống đất.” (Bến không chồng - Dơng Hớng). Còn đây là một đoạn trong

Dới chín tầng trời: “Ngoài đờng đoàn ngời già trẻ gái trai rùng rùng chiêng

trống, giơng khẩu hiệu biểu ngữ, hô vang. Khí thế cách mạng dâng tràn. Của nả nhà ông bà bố mẹ Nam bị tịch thu sạch sành sanh. Hoàng Kì Bắc bị quy những năm tội lớn: tội thứ nhất, đi xe ngựa học đòi t sản; tội thứ hai, nhiều ruộng đất nhất làng Đoài; tội thứ ba, bóc lột tầng lớp bần cố nông; tội thứ t, nghi vấn cấu kết với bọn Việt gian phản động phá hoại cách mạng; tội thứ năm, nhà to nhất làng Đoài. Dòng ngời từ các ngả đờng tràn ra cánh mả Rốt xem xử bắn Hoàng Kì Bắc. Những chiếc nón trắng nhấp nhô dới màu cờ đỏ. Băng biển khẩu hiệu đủ màu rực rỡ. Mặt trời lên cao, nắng nóng chiếu vào mặt từng ngời rát bỏng. Trên trờng bắn, Hoàng Kì Bắc bị dân quân bịt mắt trói giật hai cánh tay đứng trớc rừng ngời sôi sục căm thù, đứng trớc rừng cờ băng biển biểu ngữ đủ mọi sắc màu”...

Nhà văn đã phát hiện và tái tạo lại hình tợng ngay chính ngời hăng hái nhất trong cuộc cuộc đấu tranh này cũng có lúc không tránh khỏi cảm giác bất nhẫn: “Vạn lau súng. Trong đời Vạn đã không biết bao lần lau súng. Nớc thép khẩu súng Vạn giữ vẫn đen bóng. Vạn có cảm giác là lạ. Cái khó là mũi súng của Vạn lần này lại nhằm vào đầu hai thằng con trai ông Xung. Mới hôm nào Vạn còn ngồi cùng mâm ở từ đờng họ, cùng véo chung một đĩa xôi gấc đỏ au” (Bến không chồng - Dơng Hớng). Thậm chí lúc hành quyết, ngời ta đã “sững sờ về tiếng hô của tên tội phạm nào đấy:

- Đảng lao động Việt Nam muôn năm! - Hồ Chủ tịch muôn năm!”

Bệnh quan liêu giáo điều, thói cơ hội, tình trạng dân trí thấp đã khiến con ngời dễ bị kích động, dễ bị lợi dụng để trở thành thứ công cụ mù lòa cho những kẻ tha hóa đạo đức mà lại nhân danh cách mạng, nắm trong tay quyền

lực nh Trần Tăng, hoặc ngây thơ trong vai “nông dân cốt cán” nh Kinh, Quất... Những kẻ ấy mặc sức tác oai tác quái: “Sếp đội Trần Tăng nh có phép thần thông khiến cả làng đều sợ. Từ lũ trẻ con tới cụ già lụ khụ nhìn thấy Trần Tăng là khúm núm dạ vâng, không dám cả nói to. Loài chó hung dữ thế, hễ nhìn thấy Trần Tăng là cụp đuôi lủi mất dạng”(Bến không chồng - Dơng H- ớng). Quất đấu tố cả ngời sinh ra và nuôi dỡng mình. Kinh thì trực tiếp nã đạn vào ngời đã cu mang mẹ con mình. Không khí nghi kị, ngột ngạt khiến làng quê nh sôi lên, nhức nhối bởi các vụ quy kết, các cuộc đấu tố, trắng - đen lẫn lộn...

Khung sự kiện lịch sử xã hội đã đợc tái hiện với những quan hệ thế sự đa dạng. Ngời đọc rùng mình kinh hãi khi thấy tình trạng nhân tính đã hóa thành thú tính ở không ít hình tợng ngời cầm quyền hay thuộc phía cách mạng đợc miêu tả trong tiểu thuyết. Tại sao có con ngời lại mông muội đến thế? Họ hăm hở đấu tố, thậm chí sẵn sàng giết cả ngời thân của mình để thể hiện lòng trung thành, sự trong sạch. Cái ác mang gơng mặt quái dị. Khi cái ác trong tay kẻ có quyền thì sức phá hoại ghê gớm không lờng hết đợc. Có thể gọi đó là bi kịch của lịch sử. Nhng thực ra xem xét kĩ đó là do ý thức cá nhân chậm phát triển, tính cố kết bầy đàn thống trị đa đến bệnh a dua theo đám đông, một đám đông bạc nhợc, dễ bị kích động. Các cây bút tiểu thuyết đã nhìn lại lịch sử với những gai góc, khuất lấp mà nếu không có tài, không có tâm, thiếu bẳn lĩnh sẽ không dễ gì chỉ ra đợc. Chúng ta còn có thể thấy những mâu thuẫn này trong Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tờng),

Cuồng phong (Nguyễn Phan Hách),...

Một phần của tài liệu Loại hình nội dung tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 55 - 59)