Quá trình tự họ cở nhà [34]

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 30 - 35)

c. Tự học và vai trò của tự học

1.5.1. Quá trình tự họ cở nhà [34]

Quá trình học tập này là sự tổng hợp của các hoạt động :

Ôn tập lại kiến thức đã học trên lớp

Như đã phân tích, thông tin được lưu trữ sau một khoảng thời gian sẽ dần giảm đi. Nghĩa là chỉ cần sau khi kết thúc một ngày học, qua ngày hôm sau những thông tin mà HS lưu giữ đã giảm đi khá nhiều. Bên cạnh đó, HS nói chung và HS THPT nói riêng hiện nay phải học cùng lúc đến hơn 10 môn học chính khoá. Mỗi ngày các em phải học từ 3 đến 5 môn học với 5 tiết học trong một buổi. Lượng kiến thức mà các em phải tiếp nhận là khá lớn và do đó cũng sẽ có một lượng kiến thức

được GV cung cấp trên lớp sẽ nhanh chóng bị các em tạm quên đi để thay thế cho kiến thức các môn học mới. Vì vậy, để hoạt động học tập có kết quả thì hoạt động

đầu tiên trong quá trình tự học là HS cần xem lại vở ghi trên lớp, nhằm nhớ lại những gì vừa tiếp thu được trên lớp, xác định các kiến thức chưa hiểu trên lớp để

hỏi lại thầy cô, bạn bè.

Vận dụng lý thuyết và rèn luyện các kĩ năng

Đây là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình tự học của HS. Kĩ năng là hành động có ý thức, dựa vào sự hiểu biết về cách thức tiến hành công việc nào đó.

Đây là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nắm vững một phương thức hành động.

Kĩ năng vật lý là những hành động tự thực hành mà HS có thể làm được trên cơ sở những kiến thức vật lý đã thu nhận được và những hoạt động này lại giúp HS thu nhận những kiến thức vật lý mới và những kiến thức khác nói chung. Trong các phương pháp rèn luyện kĩ năng thì phương pháp chủ yếu là luyện tập vận dụng kiến thức vật lý đã học. Có một số hình thức luyện tập :

+ Luyện tập để quan sát và giải thích các hiện tượng, quá trình vật lý. + Luyện tập giải các bài tập vật lý và sử dụng các kĩ năng toán học.

Tự kiểm tra, đánh giá quá trình học bài ở nhà

Sau khi đã xem lại kiến thức đã học, rèn luyện vận dụng lý thuyết thì HS cần biết tự kiểm tra, đánh giá những gì mình đã ôn luyện được. Hoạt động này góp phần giúp HS tự nhận định xem phần nội dung nào kiến thức nào mình đã nắm vững, phần nào cần xem lại. Đồng thời, qua đó, hoạt động này cũng giúp hình thành ở HS năng lực tự kiểm tra, đánh giá, phán xét một kiến thức nào đó.

Hệ thống hoá kiến thức

Để chuẩn bị cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức mới thì việc hệ thống hoá lại kiến thức là bước rất cần thiết trong hoạt động học tập nói chung và hoạt động tự

học ở nhà nói riêng. Việc hệ thống hoá kiến thức thường xuyên sẽ giúp cho việc ôn tập của HS nhẹ nhàng và khoa học hơn rất nhiều.

Mở rộng kiến thức từ những gì đã học trên lớp

Kiến thức HS thu nhận được từ sự truyền đạt của GV trên lớp chỉ là phần cơ

bản nhất. Để hiểu rõ và khắc sâu vấn đề, HS cần tự mình tìm tòi mở rộng thêm kiến thức cụ thể như những hiện tượng, các khái niệm được đề cập trong SGK thì trong

đời sống nó được vận dụng như thế nào, dưới dạng nào, … Việc mở rộng kiến thức học được trên lớp không những khắc sâu những gì đã học một cách tự nhiên và bền vững nhất, nó còn là khâu giúp khơi dậy niềm đam mê khám phá, học hỏi, nghiên cứu ở HS.

Trong quá trình học tập thì quá trình tự học ở nhà của HS đóng vai trò hết sức quan trọng. Thời lượng trên lớp quá ít để các em vừa có thể củng cố lại kiến thức cũ, tiếp thu và vận dụng kiến thức mới. Quá trình tự học ở nhà cần được tiến

hành một cách chủđộng và tích cực thì mới đem lại cho các em những giờ học trên lớp thực sự bổ ích và hiệu quả.

1.5.2.Quá trình tự học trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV [25]

Để hoạt động tự học trên lớp của HS đạt hiệu quả, cần có sự tổ chức hoạt

động trên lớp của GV. Sự tổ chức của GV rất đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn hoạt động chính : giao nhiệm vụ cho HS, theo dõi hoạt động tự học của HS, tổ chức thảo luận đề tài, tổng kết, kết luận.

Giao nhiệm vụ cho HS

Nhiệm vụ chính mà HS phải thực hiện là tự tìm hiểu, nghiên cứu bài học mới. Có hai hình thức giao nhiệm vụ : nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ tập thể. Nhiệm vụ cá nhân là nhiệm vụ mà tất cả các thành viên trong lớp đều phải thực hiện như nhau, cụ thể là hoàn tất phần bài tập của bài cũ, tìm hiểu nội dung bài mới theo sự hướng dẫn của GV trước khi đến lớp. Nhiệm vụ tập thể là nhiệm vụ của một nhóm HS, như tìm hiểu thật sâu một số vấn đề có trong SGK, thuyết trình trước lớp nội dung bài học mà nhóm tìm hiểu được.

Để tạo cơ sở cho việc đọc và nghiên cứu bài mới, tôi đã cung cấp cho các em hệ thống câu hỏi, bài tập và các câu trắc nghiệm cho từng bài qua Phiếu học tập. Hệ

thống câu hỏi, bài tập và câu trắc nghiệm trong phiếu này sẽđảm bảo cho HS nắm

được các kiến thức cơ bản, thấy được mối quan hệ giữa các phần, các đơn vị kiến thức của bài học, vừa thấy được ý nghĩa của bài học đối với cuộc sống.

Theo dõi hoạt động tự học của HS

Khi không có GV bên cạnh, một số HS rất dễ xao nhãng việc học do các tác

động từ môi trường bên ngoài như các hình thức vui chơi, bạn bè xung quanh, … Hơn nữa, ở lứa tuổi của HS THPT, các em chưa có được sự chín chắn về ý thức học tập nên luôn cần có sự quan tâm, chỉ bảo từ phía gia đình và thầy cô. Do đó, GV phải thường xuyên theo dõi những kết quả mà hoạt động tự học của các em đem lại bằng cách yêu cầu HS trình cho GV xem những phiếu học tập chuẩn bị bài trước ở

nhà, những bài tập các em đã làm được, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi do GV đưa ra, … Công đoạn này vừa có tác dụng ràng buộc các em vào nếp học, vừa sẵn sàng

chia sẻ, hỗ trợ các em, động viên khuyến khích các em hoàn thành công việc, vừa

để thu thập các thông tin phản hồi nhằm chuẩn bị trước các bước thực hiện điều chỉnh kịp thời để uốn nắn những suy nghĩ của các em.

Bên cạnh đó, GV cần tổ chức cho HS và các nhóm HS tựđánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm. Sự tự đánh giá này không chỉ là sự đánh giá khá liên tục và sâu sát, nó còn giúp cho mỗi HS có ý thức trách nhiệm hơn đối với hoạt

động tự học của bản thân.

Tổ chức thảo luận đề tài

Mỗi bài học có thể được xem như một đề tài nghiên cứu nhỏ với những người nghiên cứu là HS. Do đó, hoạt động chính của HS sau khi đã có được sự

chuẩn bịở nhà là :

Thuyết trình. HS trình bày lại những gì mình và nhóm mình tìm hiểu được một cách khoa học, cụ thể và logic. Việc trình bày lại này không đơn thuần là những nội dung có sẵn trong SGK mà là kết quả của sự phối hợp các kĩ năng, giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, giữa các kiến thức có sẵn trong SGK với các kiến thức mà bản thân HS hay nhóm HS tìm hiểu được.

Chất vấn. HS nêu thắc mắc với nhóm thuyết trình hoặc nhóm thuyết trình nêu thắc mắc với các HS khác và GV trong lớp nhằm làm rõ những vấn đề

chưa thông suốt. Hoạt động chất vấn của HS được GV định hướng theo chiều nhằm giúp HS tự xác nhận tính đúng đắn và chân thật của vấn đề.

Thảo luận. Các thành viên trong nhóm trao đổi thông tin thu thập được với nhau để giải đáp câu hỏi, chất vấn được nêu ra. Để tất cả HS đều tham gia thảo luận, GV sẽ tác động bằng cách yêu cầu cả nhóm cùng thảo luận và sẽ

yêu cầu cá nhân bất kỳ trong nhóm đưa ra câu trả lời, kết quả sẽ đánh giá chung cho cả nhóm.

Phát biểu. HS tự nêu ra nhận xét hoặc suy nghĩ cá nhân đối với vần đề đang

Tổng kết, kết luận

Ở cuối mỗi tiết học, GV tổng kết lại toàn bài bằng việc giải đáp toàn bộ

những thắc mắc chưa được giải đáp thoả đáng, hiệu chỉnh những sai lệch, lầm lẫn trong suy nghĩ của HS, khẳng định lại những quan điểm đúng đắn, đưa ra câu hỏi kiểm tra lại mức độ tiếp thu kiến thức của HS, củng cố lại nội dung bài học. Ngoài ra, GV cần đưa ra nhận xét về tiết học, về mức độ tích cực, hoàn thành công việc của các cá nhân, của các nhóm HS trong lớp.

Như vậy, kết hợp giữa hoạt động tự học ở nhà của HS và hoạt động hướng dẫn của GV trên lớp, ta có chu trình sau :

GV giao nhiệm vụ cho HS. HS thiểu kiự hếọn thc ở nhà, tìm ức mới. GV kihọc ởể nhà cm tra viủa HSệc tự HS thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV GV tổng kết tiết học Hình 1.3. Chu trình cho thấy sự kết hợp giữa hoạt động tự học ở nhà của HS và hoạt động hướng dẫn của GV trên lớp 1.6. Tìm hiểu về hình thức học e-learning

Quá trình học tập thực chất chính là quá trình tự học. Trong thời đại hiện nay, khi mà HS cần “học để biết, học để làm, học để sống với nhau và học để tồn tại” (UNESCO 1996), hoàn toàn khác với quan điểm tồn tại trước đó là “học để

làm” (“Job-ready graduate”) thì hoạt động tự học của HS lại cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Sự hỗ trợ cho hoạt động tự học này từ GV với các thiết bị và các

ứng dụng công nghệ sẽ giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động học tập của các em.

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽđến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. E-learning

được xem là một hình thức học tập mới của thế kỉ 21 mà các phương pháp trước đó chưa có. E-leaning được hình thành từ những năm 1980 và đến thời điểm hiện tại, hình thức học này đã trở nên rất rộng rãi bởi những lợi ích mà nó đem đến cho người học. Với HS THPT ở nước ta hiện nay thì e-learning sẽ là một hình thức học khá phù hợp cho việc phát triển các khả năng học tập độc lập, tự chủ và sáng tạo của các em.

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)