IV. RÚT KINH NGHIỆM
4. Theo em, để giờ học vật lý đạt hiệu quả cao thì yếu tố nào là cần thiết nhất?
nhất?
Bài ngắn, kiến thức ít và dễ 14 14.9%
Được hướng dẫn làm nhiều dạng bài tập 17 18.1%
Có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước từở nhà 25 26.6%
Biết được sự hữu ích của môn học đối với cuộc sống 14 14.9%
Không khí lớp học thoải mái 7 7.4%
Có nhiều điểm thưởng từ GV 12 12.8%
Không có ý kiến 3 3.2%
Ý kiến khác 2 2.1%
5. Lớp học vật lý trực tuyến có hỗ trợ như thế nào cho việc tự học chương "Động lực học chất điểm" vừa qua của em? "Động lực học chất điểm" vừa qua của em?
Hỗ trợ rất nhiều 43 45.7%
Có hỗ trợ nhưng chưa nhiều lắm 34 36.2%
Không hỗ trợ gì nhiều 9 9.6%
Hoàn toàn không hỗ trợ được gì 5 5.3%
Không có ý kiến 3 3.2%
Ý kiến khác 0 0.0%
6. Em có thấy cần thiết duy trì lớp học trực tuyến và cách học như vừa được học ở chương "Động lực học chất điểm" cho các chương học sau này? học ở chương "Động lực học chất điểm" cho các chương học sau này?
Cần thiết 61 64.9%
Có hay không cũng được 21 22.3%
Không nên tiếp tục duy trì 5 5.3%
Không có ý kiến 5 5.3%
Ý kiến khác 2 2.1%
Với câu 1, ta nhận tỉ lệ truy cập ở mức dộ thường xuyên 26.6% và không thường xuyên lắm 46.8% , là khá cao cho thấy có sự cộng hưởng giữa quá trình tự
khảo sát ở câu hỏi thứ 2, với 79.7% nhận xét tích cực của các em về nội dung của lớp học trực tuyến cho thấy lớp học thu hút các em không chỉ vì tính thời đại, nhất thời mà còn vì nội dung mà lớp học chứa đựng khá phù hợp với nhu cầu thực tế của các em. Đây là tín hiệu đáng mừng cho LHVLTT. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta vẫn thấy một vài phiếu trả lời cho thấy các rất ít truy cập vào lớp học, một số khác lại
đánh giá nội dung lớp học chưa hay. Điều này cho thấy rằng dù đã cố gắng rất nhiều nhưng nếu một lớp học trực tuyến chỉ do một GV đảm nhận thì khó mà hỗ trợ đầy
đủ cho các em HS, vốn có khá nhiều trình độ khác nhau.
Về cách phối hợp LHVLTT và lớp học truyền thống như đã đề xuất nhận
được sựđồng tình khá đông ở các em HS. Và cũng từ những giờ học này các em đã nhận ra được tác dụng lâu dài và hiệu quả của các giờ tự học. Vậy LHVLTT có hỗ
trợ được cho quá trình tự học của các em hay không? Câu trả lời nằm ở số liệu thống kê câu 4, 5, 6 cho ta thấy rõ điều này. Khi được hỏi ý kiến để có giờ học đạt kết quả cao thì nhân tố nào là cần thiết nhất, có đến 26.6 % các em cho rằng là có sực chuẩn bị bài kỹ lưỡng ở nhà và 18.1% các em cho rằng được hướng dẫn nhiều dạng bài tập. Như vậy các em đã có ý thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị
bài ở nhà và vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng đối với hiệu quả của các tiết học. Câu 5, tổng số HS cho rằng LHVLTT đã hỗ trợ cho việc tự học của các em lên đến 81.9 %, trong đó số HS cho biết LHVLTT hỗ trợ rất nhiều cho các em lên đến 45.7%. Câu 6, khi được hỏi có cần thiết duy trì lớp học cho các chươn sau hay không, có đến 64.9% HS cho là cần thiết.
Như vậy, ngoài các số liệu thực nghiệm thu được, các kết quả qua cuộc khảo sát này cho thấy LHVLTT đã hỗ trợ khá tốt cho quá trình tự học của HS ở chương “Động lực học chất điểm”.
KẾT LUẬN
Khi mà xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ như hiện nay thì đổi mới phương pháp trong dạy học sao cho HS trở thành trung tâm của lớp học là một nhu cầu tất yếu. HS cần được hướng dẫn để có thể làm việc nhiều hơn, suy nghĩ
nhiều hơn, tự thảo luận nhiều hơn để có thể tự tìm đến kiến thức một cách bền vững và hiệu quả. Ban đầu, ý tưởng về luận văn này đến với tôi chỉ là một lớp học mà tại
đó HS có thểđược hỗ trợ tối đa, một “gia sưđiện tử” luôn ở bên cạnh các em, giúp các em có thể tự tiếp cận kiến thức một cách khoa học và dễ dàng nhất. Khi bắt đầu nghiên cứu các cơ sở lý luận, các đề tài nghiên cứu đã có trước đó thì ý tưởng vềđề
tài luận văn trong đó tôi sẽ xây dựng LHVLTT hỗ trợ quá trình tự học cho HS, mà cụ thể là HS khối 10 đã được hoàn thành, và thực tế, đề tài đã đem lại những kết quả tốt đẹp.
Đánh giá về những hiệu quả mà đề tài đem lại đối với các lớp thực nghiệm trong năm học 2008 – 2009, bằng kết quả thực nghiệm nhưđã trình bày ở chương 3, LHVLTT đã chứng tỏđược khả năng hỗ trợ khá hiệu quả cho quá trình tự học của HS trong chương “Động lực học chất điểm”. Việc kết hợp LHVLTT với các phương pháp dạy và học tích cực đã giúp HS trở nên năng động và tích cực hơn. Các em HS thật sự trở thành trung tâm chi phối toàn bộ tiết học. Qua việc tự học với sự hỗ trợ từ LHVLTT, kiến thức môn học trong chương “Động lực học chất
điểm” của các em cũng trở nên vững chắc và được sử dụng hiệu quả hơn. Bên cạnh
đó, khả năng tự học, tự tìm kiếm và sử dụng các thông tin, đã bước đầu được hình thành ở các em HS ở lớp thực nghiệm. Điều này thể hiện ở các bài thuyết trình của các nhóm HS ngày càng phong phú và sinh động hơn rất nhiều, mà nổi bật chính là buổi Đố vui Ôn tập Chương Động lực học chất điểm do chính các em biên soạn nội dung và tổ chức trong lớp. Đây chính là những tín hiệu tốt cho thấy nếu có thể tiếp tục kết hợp giữa sự hỗ trợ từ LHVLTT với các phương pháp học tập tích cực thì chúng ta sẽ không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức cần thiết mà còn giúp cho các em trang bị những những kỹ năng, những kinh nghiệm cần thiết cho việc tự học về sau.
Đểđạt được những kết quả khả quan như trên, trong quá trình thực hiện luận văn, cùng với sự hỗ trợ từ các thầy cô và đồng nghiệp, tôi đã cố gắng rất nhiều từ
việc nghiên cứu các tài liệu đến việc tìm các biện pháp, cách thức tiến hành triển khai đề tài sao cho hiệu quảđem lại là tốt nhất. Trong suốt quá trình này, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau :
Việc áp dụng, thử nghiệm một phương pháp dạy mới, một cách thức tiếp cận kiến thức mới luôn tiềm ẩn những nguy cơ sai lầm trong khi đó giáo dục lại không cho phép sai lầm bởi đối tượng của giáo dục là HS, những công dân của xã hội tương lai. Do đó rất cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi giờ dạy. Với mỗi GV khi sử dụng LHVLTT phối hợp với lớp học truyền thống cần có những cải biến, kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp với trình độ của HS trong lớp.
Mỗi phương pháp dạy học, dù đã được áp dụng rộng rãi đến đâu, đã thu được nhiều thành quả như thế nào cũng có hạn chế của nó. Mỗi phương tiện, hình thức thức dạy học dù hiện đại đến như thế nào cũng luôn còn có những khuyết điểm của nó và LHVLTT cũng vậy. Do đó, để dạy học có hiệu quả nhất, bản thân mỗi GV phải biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp, phương tiện và hình thức học khác nhau một cách thật nhuần nhuyễn, linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng HS, nội dung, mục tiêu, yêu cầu, điều kiện cơ sở vật chất, ...
Tiếp đến, việc truy cập lên Internet để vào LHVLTT nói riêng và các trang web để tìm kiếm thông tin cho học tập nói chung, đòi hỏi tính tự giác cao ở các em HS. Khả năng truy cập nhanh chóng, cộng thêm việc hiện nay có khá nhiều dịch vụ
thu hút các em như game online, chat, … nên khi trực tuyến, các em rất dễ xao nhãng việc học. Do đó rất cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa GV và phụ huynh HS trong việc kiểm soát giờ giấc và nội dung các trang web mà các em truy cập vào. Bên cạnh đó, việc thống nhất giờ giấc trực tuyến của các thành viên trong lớp học, của các trợ giảng (là các cán sự môn) và của GV sẽ giúp cho HS có được các câu trả
lời nhanh chóng nhất và đem lại hiệu quả cho từng giờ học online.
Bên cạnh đó, sựủng hộ của Ban Giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và các bậc PHHS là một trong những điều kiện khá quan trọng. Đây chính là điều kiện
“đủ” để GV có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới, đưa các phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học. Sựđộng viên, khuyến khích thường xuyên của Ban giám hiệu và sự chia sẻ, góp ý của đồng nghiệp trong tổ sẽ giúp GV có thêm
động lực để có thể thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung kiến thức cho mỗi tiết học ngày một hiệu quả hơn. Sự đồng tình, ủng hộ từ phía PHHS sẽ là một yếu tố
cộng hưởng rất cần thiết giúp GV có thể tiến hành các phương pháp mới một cách thuận lợi.
Ngoài những kết quảđạt được, LHVLTT còn tồn tại một số hạn chế như sau: Mỗi HS đều có nhu cầu tiếp cận bài học cũng với nhiều cách thức, mức độ
khác nhau. Tuy nhiên toàn bộ nội dung lớp học đều do tôi biên soạn do vậy dù tôi cố gắng hoàn thiện các nội dung có trong LHVLTT nhưng so với nhu cầu của các em thì vẫn còn chưa đủ. Để lớp học này được tốt hơn cần có thêm thời gian hoàn chỉnh, cần có thêm sự phối hợp của nhiều GV tâm huyết hơn nữa.
Ngoài ra, khi tiến hành khảo sát kết quả của LHVLTT tôi nhận thấy vẫn còn một số em không biết cách hoặc rất ít khi tiếp cận và sử dụng những nội dung có trong lớp học. Ngoài nguyên nhân về nội dung như trên, còn có thể do điều kiện, hoàn cảnh gia đình các em nhưng cũng có thể do “sức hấp dẫn” của lớp học chưa đủ
lớn để các em tiếp tục cố gắng truy cập, tìm kiếm kiến thức cho riêng mình. Cần có thêm nhiều sự cải biến về cách thể hiện những nội dung khoa học sao cho chúng trở
nên thật sinh động, gần gũi và phù hợp hơn với lứa tuổi HS THPT.
Tốc độ truy cập vào trang web của LHVLTT cũng là một hạn chế đáng lưu tâm. Hiện nay do dung lượng thông tin có trên trang đặt LHVLTT là khá nhiều, cộng với tốc độ truy cập Internet ở nước ta hiện nay có phần nào hạn chế, đã làm cho việc đăng nhập vào LHVLTT phải mất một khoảng thời gian nhất định. Đối với HS THPT thì đây là khoảng thời gian “chết” đã phần nào làm giảm sự hứng thú, hào hứng của các em.
Hạn chế lớn nhất của đề tài này là nó chỉ thật sự hiệu quả khi HS có thể tiếp cận được Internet một cách dễ dàng. Trong điều kiện hiện nay, đối với HS sống ở
thuận lợi nhưng đối với các em sống ở ngoại thành hoặc các vùng thôn quê thì việc tiếp xúc với Internt còn gặp nhiều hạn chế, vì vậy việc áp dụng đề tài cho những khu vực này hiện nay là chưa khả thi.
Tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế chủ quan cũng như khách quan, nhưng chính những khó khăn này đã mở ra nhiều hướng phát triển tiếp theo cho đề tài, có thể kểđến một số hướng chính là :
- Tiếp tục bổ sung các hiệu ứng, hoàn thiện hơn những nội dung hiện có trên LHVLTT để có thể phục vụ tốt hơn nữa nhiệm vụ hỗ trợ quá trình tự học của HS.
- Xây dựng LHVLTT với các nội dung ở nhiều cấp độ, nhằm hỗ trợ thêm cho quá trình tự học của nhiều đối tượng người học khác nhau chứ không dừng lại ở đối tượng HS THPT.
- Mở rộng nội dung của lớp học sang các chương, các cấp lớp khác của chương trình vật lý phổ thông hoặc mở rộng sang chương trình đại học.
- Nghiên cứu bổ sung, tìm kiếm thêm các phương pháp dạy học, các mô hình kết hợp giữa LHVLTT và lớp học truyền thống để HS có thể chủ động tự học môn vật lý.
- Nghiên cứu khai thác hoặc xây dựng thêm các chức năng của LHVLTT ở
các hệ thống phần mềm khác nhằm hỗ trợ quá trình tự học của HS.
Như vậy, qua quá trình thực hiện luận văn, đặc biệt là với kết quả thực nghiệm sư phạm nhưđã nêu trên cho thấy rằng việc áp dụng đề tài này vào thực tế
sẽ là hoàn toàn khả thi, nhất là ở các trường học trong khu vực thành phố, thị xã, thị
trấn. Trong tương lai không xa, khi mà điều kiện cơ sở vật chất được cải thiện, mạng lưới Internet dành cho giáo dục ngày một phát triển thì đề tài này còn có thể được ứng dụng ngay trong những vùng thôn quê xa xôi hơn. Với việc hoàn thành luận văn : Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương “Động lực học chất điểm” (Vật lý 10 Nâng cao), tôi hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý nói riêng và giáo dục nước ta nói chung ./.