Hướng dẫn HS sử dụng lớp học vật lý trực tuyến

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 116 - 119)

IV. RÚT KINH NGHIỆM

d. Hướng dẫn HS sử dụng lớp học vật lý trực tuyến

Sau khi đã phân chia nhóm, nêu rõ yêu cầu và cách thức hoạt động của nhóm, bước tiếp theo là giới hướng dẫn các em HS sử dụng LHVLTT để hỗ trợ cho quá trình tự học của mình.

Để các em biết cách sử dụng và khai thác có hiệu quả các nội dung có trong LHVLTT, tôi đã dành 2 tiết hướng dẫn trực tiếp trên phòng máy của trường. Các em được hướng dẫn từ cách tạo hộp mail (đa số HS đã có hộp mail riêng của mình), cách đăng ký thành viên, đăng nhập vào lớp học trực tuyến đến cách sử dụng các tiện ích hỗ trợ từ trang web. Các mục trong từng bài cũng được tôi nêu rõ nội dung, giới thiệu đến các em cách sử dụng từng mục sao cho hiệu quả nhất. Sau khi được hướng dẫn, các em sẽ tựđăng ký và đăng nhập thử vào LHVLTT.

3.3.2.2. Tiến hành hoạt động thực nghiệm sư phạm

Đểđánh giá hiệu quả của LHVLTT thể hiện qua khả năng tự học của các em HS. Tôi đã tổ chức các lớp thực nghiệm theo hướng cho HS chủ động hoàn toàn trong giờ học.

Nhưđã đề cập ở phần trước, để phát huy tính chủđộng ở các em, tôi đã chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 5 HS, mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng chịu trách nhiệm với các hoạt động của nhóm. Ngay từ đầu chương học, tôi đã hướng dẫn các em cách truy cập và sử dụng các nội dung có trong LHVLTT tại trang http://lophoc.thuvienvatly.com .

Việc phân chia hoạt động trong nhóm như thế nào cho hợp lý nhất cũng được tôi gợi ý trước cho mỗi nhóm. Tùy tình hình nhóm mà các em sẽ tự phân công với nhau. Mỗi nhóm cũng sẽ được bảng phân công hỗ trợ một bài cụ thể trong chương. Việc thông báo trước sẽ cho các em một khoảng thời gian dài chuẩn bị bài cho thật chu đáo. Mỗi cuối tuần tôi sẽ thông báo đến lớp kế hoạch từng tiết học cụ thểở đầu tuần sau để các HS trong lớp xem và chuẩn bị bài trước. Đối với các nhóm hỗ trợ

những bài sẽ học trong tuần được yêu cầu trình bày sơ lược cho GV xem những nội dung đã chuẩn bị được sau khi tự xem qua nội dung của bài học dưới sự hỗ trợ của LHVLTT. Lần trình bày đầu tiên này cho thấy mức độ công phu, chịu khó tìm tòi của các em nên sẽ chiếm 20% sốđiểm của cả nhóm. Tôi sẽ góp ý, chỉnh sửa lại các lỗi sai của nhóm nhằm giúp cho bài hỗ trợ của nhóm trên lớp sẽ tốt hơn.

Khi đến lớp, 5 phút đầu tiên được dành để kiểm tra miệng bằng hình thức vấn đáp, 5 phút sau đó các nhóm trưởng sẽđược phân công kiểm tra chéo Phiếu học tập giữa các nhóm, ghi nhận lại về tình hình chuẩn bị bài của các bạn trong những nhóm này và báo cáo với GV. Tiếp đến, tôi sẽ thuyết minh nhanh qua một lần về

nội dung của bài học nhằm giúp các em có được ấn tượng đầu tiên về nội dung bài học bằng cách đặt ra những câu hỏi mà những câu trả lời tìm được sẽ là nội dung trọng tâm của bài. Sau đó, sẽ là phần làm việc của nhóm hỗ trợ. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lần lượt trình bày nội dung mà mình đã tìm hiểu được với các bạn và

đặt ra một số vấn đề để các bạn thảo luận. HS bên dưới sẽ thảo luận các vấn đề được đặt ra hoặc đặt vấn đề ngược lại cho thành viên đang thuyết trình. HS thuyết trình và nhóm bạn của mình có nhiệm vụ tìm câu trả lời thuyết phục cho vấn đề các bạn đã đặt ra. Tuỳ thuộc vào mức độ khó của câu hỏi và tính chính xác, thuyết phục của câu trả lời mà nhóm trưởng các nhóm bên dưới sẽ cho điểm nhóm thuyết trình, số điểm này chiếm 50% điểm số của cá nhân, GV cũng sẽ cho điểm nhóm thuyết trình trong giai đoạn này, điểm số của GV chiếm 30% điểm số của cá nhân. Điểm số tổng cộng sẽ lấy vào cột điểm 15 phút của các em.

Sau khi kết thúc từng mục hoặc khi có vấn đề mà nhóm thuyết trình không trả lời được, GV sẽ giúp các em đúc kết lại vấn đề tìm ra câu trả lời cho HS trong

lớp. Ở mỗi cuối bài đều có phần củng cố, vận dụng do GV đưa ra để đánh giá được hiệu quả của mỗi bài học.

Ngoài ra, do đặc điểm và phân bố nội dung bài học của chương, có một số

bài nhóm hỗ trợ có thể tự thuyết trình cho các bạn nhưng có một số bài được đánh giá là khá dài và khó (ví dụ như bài 18 : Chuyển động của vật bị ném hay bài 21 : Hệ quy chiếu có gia tốc, lực quán tính, … ), để đảm bảo hiệu quả của giờ học thì nhóm hỗ trợ không thuyết trình những bài này mà sẽ cử các thành viên trả lời câu hỏi của các bạn và của GV sau khi đã được GV trực tiếp giảng dạy. Đối với những bài thí nghiệm thực hành, nhiệm vụ nhóm hỗ trợ sẽ là tìm hiểu về thí nghiệm, lắp

đặt trước thí nghiệm để cùng GV hướng dẫn lại các bạn các nguyên tắc, thao tác làm thí nghiệm.

Bên cạnh đó, do yêu cầu của các tiết học ở các lớp TN, HS phải làm việc theo nhóm nhưng đối tượng lại là HS lớp đầu cấp, đa số các em chưa được làm quen nhiều với phương pháp làm việc theo nhóm, nên ngay từ khi HS bắt đầu học chương I “Động học chất điểm” tôi đã bắt đầu cho lớp hoạt động theo hình thức nhóm dưới sự hướng dẫn và nêu vấn đề của GV. Các em HS sẽđược sớm làm quen với việc phân chia công việc trong nhóm ngay trong giờ học, các thành viên phải có trách nhiệm hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Điểm khác biệt so với các tiết học thực nghiệm thực sựở chương II “Động lực học chất điểm” là trong giai đoạn này các em phải tự

hoạt động mà không có sự giúp đỡ từ lớp học trực tuyến.

3.3.2.3. Quan sát tình hình học tập và ghi nhận sự khác biệt ở

nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Việc dự giờ của các GV trong tổ đối với nhóm lớp ĐC và nhóm lớp TN cho thấy một sốđiểm khác biệt cơ bản như sau.

Bảng 3.1 So sánh một sốđiểm khác biệt giữa lớp ĐC và lớp TN Một sốđiểm khác biệt Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 1. Mục tiêu của giờ học - Hoàn thành việc giảng giải các nội dung có trong bài. Thực hiện đúng theo phân phối chương trình. - Hoàn thành nhiệm vụ

giúp cho người học (HS, các bạn cùng lớp) hiểu

được các nội dung trong SGK theo kiểu “Vì sao?” 2. Các hoạt động chính trong lớp - GV thuyết trình, giảng giải. - GV nêu ra các vấn đề yêu cầu vài HS trả lời. GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án chính xác. - GV đặt vấn đề cho các nhóm thảo luận. - HS thuyết trình và các HS bên dưới nghe, đặt vấn

đề qua lại với nhau và cùng nhau tìm câu trả lời chính xác dưới sự hướng dẫn của GV. 3. Động lực tham gia - Một số HS bị áp lực về điểm số. -Vẫn còn chịu ảnh hưởng của tâm lý tuân thủ theo những gì GV yêu cầu. - Sự tò mò, tranh đua, ý thức chứng tỏ bản thân. - Thấy được sự cần thiết của kiến thức. 4. Phân bố thời gian – Cấu trúc bài học

- Thời gian được phân bố

hợp lý tùy theo cấu trúc và nội dung từng phần trong bài học. Trọng tâm của bài được nhấn mạnh.

- Thời gian được phân bố

tùy theo hoạt động của các nhóm và số lượng câu hỏi

đặt ra. Chưa làm rõ được nội dung trọng tâm của bài.

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)