Vai trò của lớp học vật lý trực tuyến (LHVLTT) trong việc hỗ trợ

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 46 - 50)

b. Khuyết điểm

1.7.3.Vai trò của lớp học vật lý trực tuyến (LHVLTT) trong việc hỗ trợ

hoạt động tự học của HS

Vai trò của LHVLTT trong việc hỗ trợ hoạt động tự học của HS được thể

hiện như sau :

Cung cấp nguồn tài liệu sinh động, phong phú, gần gũi và thiết thực cho hoạt động học tập môn vật lý của HS

Tài liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tự học của HS vì nó đóng vai trò như một người thầy khi không có thầy bên cạnh. Khác với các tài liệu tham khảo được trình bày trên giấy, LHVLTT là kho tư liệu được xây dựng và thiết kế nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ số hiện đại nên các em không chỉ có thể đọc nội dung mà còn có thể xem cách mà các thí nghiệm, các hiện tượng thực tế

diễn ra như thế nào. LHVLTT không chỉ là một tài liệu tham khảo điện tử dùng để đọc thông tin mà nó còn cho phép các em tương tác với GV và các học viên khác. Các em có thể phản ánh, trao đổi, xây dựng hoặc đưa lên lớp học những thông tin, những kiến thức mà các em có được.

Hơn thế nữa, với mục đích hỗ trợ cho hoạt động học tập của HS nên lớp học cung cấp khá nhiều kiến thức phù hợp với trình độ của các em. HS có thể dễ dàng sử dụng các kiến thức có trong lớp học trực tuyến bởi chúng được GV xây dựng bám sát với chương trình mà các em đang theo học. HS không cần phải tìm kiếm thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Ngoài ra, khi tham gia vào lớp học trực tuyến, với những hình ảnh sinh động, khả

năng ghi nhớ cũng như chất lượng của việc ghi nhớ của HS cũng sẽ bền vững hơn (do thị giác tác động đến hơn 50% khả năng tiếp thu và ghi nhớ)

Hỗ trợ kĩ năng nghe giảng và tự ghi chép trên lớp học

Ở khối lớp THCS, HS thường ghi bài dưới hình thức ghi chép lại những lời GV đọc, hoặc các nội dung được ghi trên bảng. Điều này làm cho các em phụ thuộc khá nhiều vào GV. Dẫn đến tình trạng HS thụđộng tiếp nhận thông tin một chiều từ

diễn ra như một phản xạ chứ bản thân các em cũng không hiểu những gì mình đang viết do đó khi về nhà xem bài hay học bài thì chỉ là học vẹt.

Với sự hỗ trợ của LHVLTT, các thông tin về nội dung bài giảng, về các tư

liệu liên quan trong bài giảng đã được cung cấp sẵn, HS có thời gian để xem trước và ghi chú lại những điều còn băn khoăn, hoặc đưa các thắc mắc của mình lên diễn

đàn để mọi người đóng góp ý kiến. Với việc đọc, xem trước nội dung bài giảng ở

nhà, và những các vấn đề gợi mở được đặt ra ở mỗi bài học sẽ giúp các em định hướng được nội dung bài dạy của GV trên lớp. Lúc này, khi đến lớp, ngoài các hoạt

động thảo luận, HS không còn phải ghi chép lại nguyên văn nội dung bài dạy của GV mà lúc này các em sẽ biết cách tự ghi bằng việc phân tích, tổng hợp và triển khai lại kiến thức mà GV cung cấp, được thể hiện bằng lời văn và cách hiểu của bản thân mỗi em. Bài ghi trên lớp vì vậy mà có thể sẽ không mạch lạc như khi được GV

đọc cho chép nhưng lại rất có ý nghĩa, dễ nhớ đối với các em. Như vậy, LHVLTT sẽ giúp giảm bớt thời gian ghi chép những nội dung có sẵn để HS có thêm thời gian nghe giảng, ghi chép và tham gia các hoạt động trong lớp một cách phù hợp hơn.

Giúp bước đầu phát triển năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề

LHVLTT không chỉ cung cấp cho các em kiến thức dưới dạng thông tin mà còn giúp các em phát triển năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề. Nhưđã phân tích ở trên, LHVLTT không phải chỉ là nguồn thông tin tĩnh mà ở đó HS còn có thể phản ánh, nêu các thắc mắc của bản thân lên các diễn đàn. Việc HS đăng nhập và giải đáp các thắc mắc của các bạn và cả những “thắc mắc” do GV và các bạn cùng lớp đưa ra chính là bước đầu trong việc tìm tòi, nhận biết và giải quyết vấn đề. Những thắc mắc và các câu trả lời có trên các diễn đàn dù hay hay dở, dù

đúng hay sai cũng luôn được khuyến khích bởi chỉ khi nêu ra được thắc mắc và tìm cách trả lời các thắc mắc thì mới là lúc các em đào sâu suy nghĩ về nội dung được cung cấp sẵn. Thao tác này nếu được thường xuyên lặp lại sẽ tạo được thói quen để

Rèn luyện kĩ năng giải bài toán vật lý, khả năng vận dụng kiến thức

Bài toán vật lý thực chất là những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết bằng những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp vật lý. Bài toán vật lý là phương tiện giúp HS lĩnh hội kiến thức mới một cách sâu sắc và vững chắc. Bài toán vật lý còn được dùng như là phương tiện rèn luyện cho HS khả năng vận dụng kiến thức, liên hệ lý thuyết với thực tế, học tập với đời sống [29]. Tuy nhiên, thực tế theo phân phối chương trình thì trong suốt cả một chương học thì số tiết bài tập là khá ít so với lượng lý thuyết có trong chương. Điều này không chỉ gây khó khăn cho HS khi các em không biết cách vận dụng những kiến thức đã học như thế nào, dẫn đến việc HS chỉ học thuộc lòng các định nghĩa, các định luật, công thức một cách máy móc mà không biết ý nghĩa thực sự của những kiến thức nào là gì, dùng để làm gì.

HS có nhu cầu cần được vận dụng lý thuyết nhưng GV lại không có nhiều thời gian cho việc hướng dẫn các em giải bài tập. Khó khăn này có thể được giải quyết với sự hỗ trợ từ LHVLTT. GV sẽ cung cấp bài tập và các hướng dẫn, phân loại bài tập ngay trên lớp học trực tuyến. Ở nhà, HS sẽ tự làm bài tập theo sự hướng dẫn và gợi ý có sẵn trên LHVLTT. Với LHVLTT, GV còn có thể chấm bài trực tiếp trên mạng, không chỉ HS làm bài biết được những lỗi sai của mình mà các HS khác tham gia vào hệ thống cũng có thể xem, đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân.

Các bài kiểm tra trực tuyến giúp HS tự kiểm tra, tự đánh giá về khả năng của bản thân

Các bài kiểm tra được GV đưa ra dưới nhiều cấp độ nhằm giúp HS liên tục kiểm tra trình độ, khả năng của bản thân qua mỗi bài học để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Khả năng tự đánh giá năng lực thực của bản thân các em qua đó cũng được nâng cao hơn. Các em sẽ nhận biết được trình độ mình đạt được so với yêu cầu của GV như thế nào. Điều này giúp tránh được việc các em xao nhãng, chủ quan trong việc học. Bên cạnh đó, việc HS tham gia thường xuyên các bài kiểm tra cũng sẽ phản ánh đến GV một cách liên tục các khó khăn mà các em gặp phải để từđó tìm cách giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc cho các em.

LHVLTT giúp rèn luyện cho HS tính tự chủ, độc lập trong công việc

Mặt khác ta có thể thấy HS tham gia vào LHVLTT với tư cách cá nhân nên hoạt động học tập của các em được cá thể hoá ở mức độ cao. Các em hoàn toàn có thể học tập với nhịp độ riêng của mình, phù hợp với khả năng, đặc điểm sinh lý và

điều kiện học tập của cá nhân. Nhờ đó HS có điều kiện được rèn luyện tính độc lập, tự chủ và sáng tạo. Khi có nhu cầu tìm kiếm nội dung cần thiết, HS phải tự mình tìm tòi, lựa chọn ở các mục trong LHVLTT. Việc các em tự phát hiện và tìm đến câu trả lời cho riêng mình trước khi tìm đến câu trả lời ở GV giúp cho các em phát triển tư duy một cách độc lập, lâu dài và hiệu quả. Đây là một trong những thao tác mà nếu HS có thể thực hiện được nhiều lần sẽ tạo ra một thói quen tốt, giúp hình thành khả năng tự học lâu dài ở các em.

Chương 2. XÂY DỰNG LỚP HỌC VẬT LÝ TRỰC TUYẾN

-

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 46 - 50)