Giai đoạn 3: Xây dựng nội dung lớp học vật lý trực tuyến

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 78 - 97)

- Trao đổi các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tậ p: từ lý thuyết, bài tập, kiểm tra đến phần vật lý trong đờ

5. Điều kiện cân bằng của một chất điểm.

2.5.3. Giai đoạn 3: Xây dựng nội dung lớp học vật lý trực tuyến

Các bước xây dựng LHVLTT được tiến hành như sau :

Xây dựng offline các nội dung cơ bản của lớp học.

Để tiết kiệm thời gian các nội dung cơ bản của LHVLTT được xây dựng trước trên máy tính cá nhân từ sơ đồ bài học, nội dung bài học, những ứng dụng trong đời sống, … cho đến các câu trắc nghiệm và những phản hồi cho các câu. Những nội dung này được xây dựng theo các tiêu chí đã được đặt ra từ trước cho LHVLTT.

Lựa chọn trang web phù hợp. Liên hệ với admin của trang

Sau khi tìm hiểu về về nội dung và mục tiêu mà chương học hướng đến cũng như về hệ thống Moodle và các tính năng mà Moodle có thể hỗ trợ, tôi đã chọn trang http://lophoc.thuvienvatly.com để xây dựng LHVLTT nhằm hỗ trợ quá trình tự học của HS chương Động học chất điểm, thuộc chương trình Vật lý 10 Nâng cao. Một trong những lý do chính tôi lựa chọn trang web này vì hiện nay trên trang này có chứa đựng khá nhiều các thông tin liên quan đến môn vật lý. Không chỉ là những kiến thực khoa học hiện đại mà còn có cả những nội dung thuộc lĩnh vực vật lý phổ

thông khá phù hợp với các em HS. Việc đặt LHVLTT ở trang này sẽ giúp các em tiếp cận với các kiến thức này để các em sẽ càng yêu thích hơn môn học này. Đồng thời qua đó, các em HS còn dịp tiếp xúc, trao đổi thêm với những người yêu thích môn vật lý.

Để xây dựng LHVLTT được trên trang http://lophoc.thuvienvatly.com, tôi đã liên hệ và trao đổi trực tiếp với admin của trang này nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về các tính năng của Moodle mà trang này khai thác, cũng như thảo luận về một số

vấn đề về tương tác, phân quyền sử dụng cần đến sự hỗ trợ của admin.

Admin đã cung cấp cho tôi một lớp học trực tuyến với đầy đủ các chức năng mà Moodle đã hỗ trợ (nhưđã trình bày bên trên). Việc sử dụng các chức năng để

xây dựng các nội dung có trong lớp học trực tuyến như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào GV.

Hình 2.3 LHVLTT hỗ trợ HS tự học chương “Động lực học chất điểm”

Lựa chọn và tìm kiếm các modun có thể hỗ trợ tốt nhất cho các nội dung trong lớp học

Mỗi mục trong LHVLTT đều có một mục tiêu và nội dung khác nhau nên các mục này được thiết kế bằng cách sử dụng các modun khác nhau. Lớp học được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ hoạt động tự học của HS THPT nên tôi không sử dụng tất cả các mođun của Moodle cung cấp mà chỉ sử dụng và khai thác một số chức năng cơ bản của gói phần mềm này.

Chức năng được sử dụng nhiều nhất là chức năng tạo ra các tài nguyên tĩnh. Các thông tin đưa lên lớp học là những thông tin tĩnh, học viên chỉ có thể xem chứ

không thể tương tác trực tiếp như chỉnh sửa hay đưa lên thêm nội dung. Chỉ có admin và GV của lớp mới có đủ quyền chỉnh sửa, thiết lập các chức năng ở mỗi tài nguyên này.

Hình 2.4. Cửa sổ thiết lập, cập nhật các tài nguyên tĩnh

Tiếp đến, với mục đích và đối tượng sử dụng như hiện nay, tôi sử dụng thêm chức năng diễn đàn. Chức năng này giúp GV tạo ra các diễn đàn với những mục

đích khác nhau. Các cuộc thảo luận của các thành viên trong lớp học về các vấn đề

mà họ quan tâm đều được lưu lại để các thành viên khác xem xét, cho ý kiến và rút kinh nghiệm cho bản thân. GV sẽ là người lập ra các diễn đàn, kiểm soát nội dung và có thể di chuyển các cuộc thảo luận đến các diễn đàn phù hợp giúp cho người học theo dõi nội dung các cuộc thảo luận một cách dễ dàng hơn.

Hình 2.5. Cửa sổ thiết lập các diễn đàn

Để tạo ra các bài kiểm tra trực tuyến, mà người học có thể làm trực tiếp và nhận kết quả ngay sau khi làm xong hoặc khi người học cần chia sẻ, xây dựng một tài liệu nào đó (khi nộp bài) cần có sự hỗ trợ của chức năng tạo ra các tài nguyên tương tác của Moodle. Cụ thể là modun bài kiểm tra giúp GV tạo tất cả các dạng câu hỏi với các hỗ trợ là các tuỳ chọn cần thiết. Với modun này, tôi đã tạo ra một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm dành cho chương “Động lực học chất điểm” bao gồm tám mươi câu trắc nghiệm hai lựa chọn Đúng – Sai và hệ thống hơn một trăm câu hỏi có bốn lựa chọn. Mỗi câu đều được kí hiệu theo số bài và được phân loại theo mức độ Biết, Hiểu, Vận dụng. Việc phân loại theo kí hiệu này giúp quản lí và xuất ra các câu hỏi một cách thuận tiện, có thể sử dụng lại trong các bài kiểm tra khác nhau. Các câu hỏi được lưu trữ dưới dạng các đề mục nên dễ truy cập chúng từ

bất kỳ vị trí nào, với các thiết lập cho những bài thi mà học viên sẽ làm như số câu ở

mỗi bài, thời gian làm bài, cách tính điểm, các bài kiểm tra có thể làm được nhiều lần hay không, học viên có thể xem các thông tin trả lời hay không, …Các bài thi ở

Hình 2.6 Cửa sổ soạn thảo câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Hình 2.8 Cửa sổ thiết lập các mục cho một bài kiểm tra

Đưa các nội dung cụ thể lên trang web

Sau khi đã chuẩn bị nội dung, lựa chọn các chức năng hỗ trợ phù hợp, tôi tiến hành đưa (upload) các nội dung đã có lên LHVLTT đã được cung cấp ở trang http://lophoc.thuvienvatly.com và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý, khoa học.

Lớp học được xây dựng thành từng bài, ứng với kết cấu nội dung bài học trong SGK. Ở mỗi bài lại được xây dựng thành từng tiểu mục nhỏ. Nội dung chính của lớp học được giới thiệu ngay từ trang đầu tiên. Mỗi bài học với những nội dung kiến thức khác nhau cũng đựơc trình bày ở mỗi đầu bài bằng những câu hỏi nhỏ với những hình ảnh minh hoạ gần gũi.

Để tiện cho việc sử dụng và truy cập cùng một lúc nhiều nguồn tài nguyên của lớp học, các tiểu mục này được đặt đường link ở trang chính nhưng khi liên kết

Nhằm giúp cho học viên biết cách sử dụng các mục cho hiệu quả nhất, phần mở đầu lớp học chính là phần giới thiệu về nội dung mà mỗi tiểu mục trong bài chứa đựng.

Mỗi bài học đều được bắt đầu bằng một hình ảnh mang tính chất minh họa sinh động cho nội dung mà bài học chứa đựng. Ngoài ra để tạo hứng thú cho HS,

đồng thời định hướng nội dung bài một cách rõ ràng, ngay dưới tiêu đề là một vài câu hỏi nêu vấn đề mà câu trả lời sẽđược tìm thấy trong bài học.

Mục đầu tiên mà HS được tiếp xúc trong một bài là mục “Sơ đồ bài học”. Sơ đồ này không những cho HS dự kiến trước được cấu trúc bài học sắp được tiếp cận mà còn giúp các em biết được vị trí, ý nghĩa của bài học trong cả chương. Các sơđồ

qua mỗi bài học sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức một cách vững chắc và khoa học Tại sao các vật thay đổi trạng thái chuyển động? Tương tác Bài 13: Lực. Phân tích, tổng hợp lực Bài 14 : ĐỊNH LUT I NEWTON Mối liên hệ giữa lực và chuyển động? Quan niệm của Aristote Thí nghiệm lịch sửcủa Galile Định luật I Newton Nội dung định luật Ý nghĩa của định luật Quán tính của

một vật chiHếệu quán quy Một số quan niệm về mối liên hệ giữa lực và chuyển ĐỘNG LC HC CHT ĐIM Hình 2.11 Mục “Sơđồ bài học” của một bài cụ thể

Mục “Nội dung bài học” trình bày nội dung bài học một cách cụ thể kèm với những hình ảnh minh họa và những ví dụ phù hợp.

Bên cạnh đó, để tăng phần thuyết phục cho nội dung bài học, một số các thí nghiệm được sưu tầm, đưa lên dưới dạng file flash hoặc video. Ví dụ như thí

nghiệm kiểm chứng định luật I Newton trên đệm không khí, hay thí nghiệm đo hằng số hấp dẫn G của Cavendish

Hình 2.13 Hình ảnh đoạn video thí nghiệm kiểm chứng định luật I Newton

Tiếp đến là mục “Vật lý và đời sống – Thí nghiệm vật lý”. Mục này có thể

xem là một bước “nghỉ” của HS. Các em vừa học mà vừa thư giãn. Các thông tin cung cấp trong mục này sẽ giúp các em vừa củng cố lại nội dung bài học, vừa yêu thích hơn môn vật lý phổ thông vốn rất gần gũi với đời sống của các em HS.

“Vật lý và đơn sống” giúp các em nhận biết được các ứng dụng của kiến thức trong mỗi bài bằng các hình ảnh sinh động và lời giải thích ngắn gọn, cụ thể.

Hình 2.15 Mục “Vật lý và đời sống” có trong một bài cụ thể

HS còn được hướng dẫn tiến hành các thí nghiệm đơn giản, thú vị giúp tăng cường khả năng thực hành và liên hệ, vận dụng kiến thức bài học vào thực tếđời sống.

Hình 2.16 Mục “Thí nghiệm vật lý” có trong một bài cụ thể

Mục “Diễn đàn” giúp các em HS có thể trao đổi, bàn luận các vấn đề xung quanh bài học.

Hình 2.18 Mục “Diễn đàn” có trong một bài học cụ thể

Mục “Bài tập tự luận” giúp em rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp các kiến thức có trong bài.

Hình 2.20 Mục “Bài tập tự luận” có trong một bài cụ thể

Mục kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm đúng – sai và trắc nghiệm bốn lựa chọn. Các em sẽ làm bài trực tuyến với hệ thống đảo câu trắc nghiệm tựđộng. Sau khi nộp bài, phần phản hồi tựđộng sẽđưa ra một số gợi ý, hướng dẫn, định hướng cụ

thể giúp HS tự tìm ra lỗi sai hoặc phát triển thêm các suy luận (các gợi ý này đã

được GV thiết lập sẵn trong quá trình tạo thành một câu trắc nghiệm)

Hình 2.22 Hình ảnh về câu trắc nghiệm đúng sai và phần phản hồi của hệ thống đối với câu trả lời đúng

Hình 2.23 Hình ảnh về câu trắc nghiệm bốn lựa chọn và phần phản hồi của hệ thống đối với câu trả lời sai

Toàn bộ các bài kiểm tra do thành viên lớp học thực hiện đều được hệ thống ghi nhận lại. Việc thống kê các số liệu này sẽ giúp cho GV có cái nhìn tổng quát đối với mức độ tiếp thu kiến thức của các HS tham gia lớp học.

Bên cạnh đó, nhằm giúp cho HS thuận lợi hơn trong việc tiến hành thí nghiệm ở

trường, một số các thí nghiệm được mô phỏng dưới dạng file flash, mô tả lại tuần tự các bước làm, giúp các em bước đầu hình dung được các dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm.

Đặt hai cổng quang điện lên mặt phẳng nghiêng cách nhau s = 800  1 mm Hình 2.25 Hình ảnh đoạn flash mô phỏng lại thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt

Kiểm tra, hoàn chỉnh các nội dung cụ thể

Sau khi đưa nội dung lên, trước khi giới thiệu đến người học là HS cần có bước kiểm tra và hoàn thiện. Tôi đã nhờ đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp là các thầy cô giáo trong trường thử nghiệm đăng nhập, tham khảo và kiểm tra qua các nội dung có trong LHVLTT. Phần lớn các thầy cô đều khá đồng tình với nội dung và cấu trúc của lớp học trực tuyến mà tôi đã đề xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 78 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)