Cấu trúc của lớp học

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 53 - 58)

b. Khuyết điểm

2.4. Cấu trúc của lớp học

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều trường học đã nghiên cứu các hướng học tập khác nhau, trong đó có hình thức học tập trực tuyến e-learning nhưng không có trường nào được độc quyền thiết kế các tài liệu học tập trực tuyến. Cũng giống vậy, hiện tại không có một lý thuyết duy nhất nào về học tập trực tuyến để chúng ta làm theo [43]. Do đó tôi đã sử dụng một sự kết hợp các lý thuyết này để phát triển các tài liệu học tập

Nhằm đảm bảo hỗ trợ toàn diện nhất cho hoạt động tự học của HS, nội dung của LHVLTT được cấu trúc theo bài, mỗi bài lại được phân chia thành các mục lớn có thể kểđến là : Lý thuyết, Bài tập, Kiểm tra, Vật lý và đời sống, Diễn đàn học tập. Mục “Lý thuyết” được bắt đầu bằng sơ đồ nhằm hệ thống hoá bài học. Sơđồ

này không những chỉ ra cấu trúc và nội dung các mục có trong bài học mà còn giúp cho HS nhận thấy vị trí, vai trò của bài học trong chương. Đây là một trong những bước giúp em các hệ thống hoá lại nội dung các bài học một cách cụ thể nhất.

Sau khi đã có được cái nhìn tổng thể về cấu trúc bài lý thuyết sẽ học, HS

được tiếp cận với nội dung cụ thể của bài cùng với các hiện tượng, các thí nghiệm, … được mô tả trực quan, ngắn gọn giúp các em nắm sơ qua những nội dung bài học. Ở phần nội dung cụ thể của bài, ngoài nội dung bằng tiếng Việt được trình bày ngắn gọn theo từng mục nhỏ, một số ý nghĩa các kí hiệu (ví dụ, vận tốc v, gia tốc a, gia tốc trọng trường g, …), các lực phổ biến (ví dụ như lực ma sát, lực đàn hồi, lực hấp dẫn,…) và các định luật (ví dụ như các định luật Newton, định luật Hooke) còn

được nêu ra bằng tiếng Anh với mục đích giúp HS làm quen dần với việc tiếp xúc với ngoại ngữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, giúp cung cấp cho các em một số

vốn từ tiếng Anh cơ bản trong bộ môn vật lý. Qua đó tạo điều kiện cho các em có thể tự tìm kiếm các nguồn thông tin liên quan đến nội dung đang học ở những trang web nước ngoài bằng việc dùng các từ khoá thích hợp. Đây cũng là cách giúp các em mở rộng và củng cố hơn nữa những kiến thức mình đang có.

Mục “Vật lý và đời sống – Thí nghiệm vật lý” được đưa ra ngay sau đó như

một góc thư giãn, vừa học, vừa chơi. Đang học mà như đang thư giãn. Đang thư

giãn mà lại là đang học. Các em sẽ tìm được những hiện tượng, những ứng dụng của đời sống, những câu chuyện vui có liên quan đến nội dung bài học. Các em sẽ được học lại những kiến thức lý thuyết của bài một cách đơn giản, nhẹ nhàng. Mục này vừa cho HS thấy sự hiện diện phong phú của vật lý trong đời sống hằng ngày để

từđó các em sẽ tìm thấy được động lực cho môn học, vừa là một cách giúp các em nhớ bài học sâu sắc hơn. Đồng thời mục này cũng đóng vai trò như một cú hích nhẹ

nhàng, tạo sự hứng thú cho các em tìm hiểu các phần khó khăn và “khô khan” hơn ở

các mục bên dưới.

Bên cạnh đó, với đặc điểm là môn khoa học thực nghiệm nên trên LHVLTT các thí nghiệm cũng được quan tâm đúng mức. Các thí nghiệm nhỏ, dễ thực hiện với các vật dụng thông thường có sẵn trong tầm tay được giới thiệu đến HS nhằm kích thích đến hứng thú tìm tòi khám phá ở HS, nhờ đó mà HS hiểu sâu hơn các khái niệm, các nguyên lí vật lý (ví dụ như thí nghiệm dựa vào quán tính để phân biệt trứng còn sống và trứng đã luộc chín, thí nghiệm về lực quán tính li tâm, …). Trong trường hợp thí nghiệm phức tạp hơn, cần đến nhiều thiết bị được trang bị

riêng cho phòng thí nghiệm, LHVLTT sử dụng các ứng dụng của multimedia đưa các thí nghiệm này đến các em HS bằng những đoạn video minh họa hoặc những

đoạn flash sinh động.

Mục “Bài tập” được đưa ra nhằm giúp HS vận dụng ngay các nội dung lý thuyết vừa học và rèn luyện các kĩ năng phù hợp. Mục này chia làm 2 phần. Phần Bài tập mẫu, bài tập tương tự và phần Bài tập nâng cao. Phần bài tập mẫu là phần hướng dẫn cụ thể của GV về hướng suy nghĩ, cách làm và từng bước làm cụ thể cho từng dạng bài. Để phần hướng dẫn giải không quá đơn điệu, dài dòng, và cũng giúp cho HS nắm được tuần tự các bước, toàn bộ phần này được làm bằng Power Point. Với những chú thích rõ ràng và hiệu ứng phù hợp, HS có thể load các file này vềđể

xem lại các bước phân tích và thực hiện để từ đó tự mình vận dụng các hướng dẫn này vào các bài toán tương tựđã được nêu ra. Phần Bài tập nâng cao với những bài toán tương đối phức tạp được dành cho đối tựơng HS khá giỏi, giúp các em nâng cao hơn nữa khả năng hiện có của mình. Đồng thời đây cũng có thể xem như một thách thức giúp các em khám phá ra năng lực của bản thân khi giải quyết các vấn đề

mà những bài toán nêu ra.

Mục “Kiểm tra” được nêu ra dựa trên các mức độ nhận thức từ thấp lên cao dần. Kiểm tra lần 1, chỉ bao gồm những câu hỏi Đúng-Sai giúp HS nhớ lại phần lý thuyết vừa học qua. Kết quả của lần kiểm tra này vừa giúp các em nhanh chóng nhớ

những điểm sai lầm mà các em vướng phải trong quá trình tiếp thu kiến thức của bài. Kiểm tra lần 2, bao gồm hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn từ cấp độ

Biết đến cấp độ Vận dụng. Lần kiểm tra này nhằm giúp các em ôn lại bài cũ trước khi tiếp cận với nội dung bài mới nên nội dung kiểm tra chỉ giới hạn trong một bài. Phần kiểm tra này thường được các em tự tiến hành sau giờ học trên lớp, nhưng các em hoàn toàn có thể tự làm trứơc ở nhà để có thể tự phát hiện thêm một số vấn đề

hơi phức tạp mà phần Kiểm tra lần 1 không đề cập đến. Phần Kiểm tra lần 3 có thể

xem như bài kiểm tra 15’ online. Kiến thức mà lần kiểm tra này hướng đến là kiến thức tổng hợp của một nhóm bài xác định.

Như vậy, hệ thống các bài kiểm tra được đưa ra khá phong phú với nhiều cấp

độ khó dễ khác nhau nhằm giúp HS liên tục kiểm tra, vận dụng kiến thức của mình vào các vấn đề cụ thể một cách thường xuyên, liên tục. Mục này không chỉ giúp cho HS biết về khả năng hiện có của bản thân so với yêu cầu mà hơn thế nữa đa số các câu trả lời sai đều có lời nhận xét, hướng dẫn tự hệ thống giúp cho các em nhận biết sai lầm của mình trong mỗi câu. Bên cạnh đó, số liệu từ các bài kiểm tra của các em

đều đều hệ thống ghi nhận và báo lại với GV. Các thông tin phản hối quý giá này giúp GV biết được những sai lầm, những khó khăn mà các em gặp phải để sớm đưa ra các giải pháp giúp đỡ thích hợp.

Tất cả các thắc mắc của HS trong quá trình tự học với những nội dung được cung cấp trên LHVLTT sẽ được đưa lên ở mục “Diễn đàn”. GV là người trực tiếp

điều hành các diễn đàn này, cán sự môn đóng vai trò hỗ trợ GV trong việc trả lời các câu hỏi của những thành viên khác. Việc thường xuyên có các cán sự môn online sẽ giúp cho các thành viên trong lớp học nhanh chóng có được câu trả lời. Những câu trả lời này sẽ được GV xác nhận hoặc làm rõ thêm ngay khi online. Ngoài cán sự môn, các thành viên khác của lớp học hoàn toàn có thể tham gia trả lời theo ý kiến của bản thân. Việc bàn luận xung quanh một vấn đề cụ thể sẽ giúp cho các thành viên hiểu rõ hơn những kiến thức có trong bài học. Trong mục này, GV

đưa sẵn một số vấn đề cơ bản như là những gợi ý đầu tiên giúp các em thảo luận các vấn đề khác có trong bài. Để các HS có dịp rèn luyện khả năng tìm và giải quyết các

vần đề, ngoài các diễn đàn nêu những thắc mắc liên quan đến nội dung bài học, GV còn lập ra những diễn đàn với những vấn đề nêu ra mang tính chất ngụy biện. Các kết quả sai được lập luận như đúng, các kết quảđúng lại được diễn giải sai. Những diễn đàn này được GV lưu ý trước khi truy cập vào đây HS cần đảm bảo đã hiểu khá kỹ và vững các kiến thức cơ bản, nếu không các em sẽ rất dễ bối rối trước những lập luận tưởng chừng nhưđúng mà diễn đàn nêu ra.

HỆ THỐNG HÓA BÀI HỌC Hình 2.1. Sơđồ mô tả cấu trúc của LHVLTT

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)