Tìm hiểu thực tế dạy học chương “Động lực học chất điểm” ở

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 70 - 73)

- Trao đổi các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tậ p: từ lý thuyết, bài tập, kiểm tra đến phần vật lý trong đờ

5. Điều kiện cân bằng của một chất điểm.

2.5.1.4 Tìm hiểu thực tế dạy học chương “Động lực học chất điểm” ở

trường THPT

Theo Phân phối chương trình lớp 10 THPT, môn vật lý của Sở Giáo dục và

Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2008 – 2009, chương “Động lực học chất điểm” được dạy từ tiết 19 đến tiết 36 trải dài trong 9 tuần, mỗi tuần 2 tiết. Trong đó, tổng số tiết lý thuyết của cả chương là 11 tiết, số tiết bài tập là 4 tiết, số

tiết thực hành là 2 tiết và số tiết kiểm tra là 1 tiết.

Như đã phân tích ở trên, các kĩ năng mà các em cần được rèn luyện trong chương này là khá nhiều nhưng số tiết bài tập là khá hạn chế (chỉ 4 tiết bài tập và 2 tiết thực hành để rèn luyện và vận dụng các kiến thức có trong 11 tiết lý thuyết). Chính vì lý do này mà hầu hết các trường THPT đều tăng số tiết dạy thực lên từ 4

đến 6 tiết / tuần. Đối với trường THPT Nguyễn Khuyến mà tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm thì tiết thực dạy trên lớp của GV là 4 tiết/ tuần. Trong đó, đối với chương trình Nâng cao thì 3 tiết dành cho việc giảng dạy theo yêu cầu của phân phối chương trình, tiết còn lại được sử dụng cho việc hướng dẫn HS làm bài tập.

Đây là một thuận lợi để GV có dịp rèn luyện thêm cho các em những kĩ năng cần thiết. Tuy nhiên, với đối tượng đầu vào là đối tượng HS trung bình thì khi dạy

chương này GV ở trường Nguyễn Khuyến cũng gặp phải một số khó khăn nhất

định.

Khó khăn đầu tiên gặp phải là thời gian học trên lớp là khá ít so với lượng kiến thức cần cung cấp và lượng kĩ năng cần phải rèn luyện. Đây là một trong những chương khá quan trọng trong chương trình. Những kiến thức có trong chương sẽ là nền móng cho những chương học sau, và cảở những năm học sau này. Vì vậy HS cần thêm rất nhiều thời gian để chuyển hoá các kiến thức đã học trên lớp thành kiến thức của riêng mình và tự rèn luyện thêm nữa các kĩ năng cần thiết trong chương. Thế nhưng khả năng tự học của HS lại hạn chế rất nhiều mặt. Các em khá thụđộng trong việc tìm cách tự tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo như từ bạn bè, từ các sách tham khảo, từ nguồn thông tin trên Internet.

Thêm vào đó, do thói quen ỷ lại, các vấn đề khó chưa được các em thật sự đầu tư suy nghĩ để giải quyết mà các em thường nghĩ đến giải pháp duy nhất là sự

giúp đỡ của thầy cô trên lớp.Thói quen ít chịu động não, đầu tư thời gian để giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn, không biết cách tự học đã dẫn đến việc các em học và vận dụng lý thuyết khá máy móc, lúng túng khi gặp những dạng bài mới, lạ so với bài giải mẫu được hướng dẫn trên lớp.

Hơn thế nữa, do đặc điểm của lứa tuổi, sự phát triển của tự ý thức, nhu cầu tự

khẳng định vị trí của mình trong tập thể, trong giai đoạn này cũng đem đến một số

khó khăn nhất định về mặt tâm lý. Dù liên tục được GV khuyến khích nhưng chỉ

cần vài sự chế giễu, nhận xét không hay từ phía các bạn cùng lớp do câu hỏi không thật sự cần thiết hay do câu trả lời không chính xác có thể làm các em trở nên rụt rè và ít phát biểu hơn. Càng ít phát biểu, GV lại càng ít có cơ hội sửa chữa, giúp đỡ

các em. Tình trạng này kéo dài cho đến khi GV kiểm tra miệng hoặc cho làm kiểm tra trên lớp mới có thể phát hiện ra. Đến lúc này, thì việc củng cố. lấy lại phần kiến thức và những kĩ năng cơ bản ở những bài đã qua cho các em là rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

Ngoài những khó khăn chung thường gặp phải ở các chương học thì một trong những khó khăn khi HS học chương “Động lực học chất điểm” là kĩ năng

phân tích, tổng hợp các vectơ lực. Các em thường không biết có hay không có những lực nào tác dụng lên vật, việc vẽ phương, chiều của những lực này cũng là một vấn đề. Chọn phương chiếu như thế nào cho phù hợp, phân tích các vectơ lực lên các phương khác nhau ra sao, đoạn nào là hình chiếu, sử dụng hàm lượng giác nào để tính giá trị của hình chiếu tương ứng, … thường làm các em HS lúng túng nhiều.

Bên cạnh đó, một khó khăn cơ bản khác của các em là không hiểu được hiện tượng vật lý mà đề bài nói đến phải vận dụng kiến thức nào. Hay nói cách khác, HS chỉ thuộc và biết lý thuyết, khả năng vận dụng lý thuyết vào các bài toán còn hạn chế nhiều. Các em có thể làm lại các dạng bài tập mẫu một cách dễ dàng nhưng lại không biết cách nào tự làm một bài tập mới khi không có GV hướng dẫn cách làm. Lý do chính của vấn đề này là do quỹ thời gian trên lớp của GV khá hạn hẹp nên thông thường GV chỉ kịp hướng dẫn qua phần lý thuyết có trong SGK bằng cách dùng lời nói mô tả, giải thích nhanh cách làm một bài toán mẫu đơn giản. Các hiện tượng vật lý có trong bài vì vậy trở nên trừu tượng và khó hiểu hơn đối với HS.

Cũng vì lý do thời gian mà các ứng dụng trong đời sống cũng không được quan tâm nhiều. GV thường chỉ nói qua hoặc đôi khi không nói đến. Môn học do đó cũng mất đi phần nào ý nghĩa đối với các em. Tuy là môn khoa học tự nhiên nhưng có khá nhiều em HS học thuộc lòng các bài học vật lý đến từng chữ, quên chữ đầu tiên thì sẽ không nhớ được chữ tiếp theo là gì. Cách học này thường vì điểm số, hoặc vì áp lực từ phía gia đình và GV hơn là vì lợi ích của kiến thức mà môn học

đem lại cho bản thân các em. Và chính vì vậy ta thường thấy có hiện tượng HS học bài sau thì quên bài trước, sau khi kiểm tra xong một chương thì cũng không nhớ ra là mình đã học được những gì trong chương đó.

Để giải quyết những khó khăn này, tôi đã nghĩ đến việc tìm kiếm và cung cấp cho các em thêm một hình thức học khác. Bên cạnh việc cung cấp và rèn luyện thêm các kĩ năng cần thiết cho các em, hình thức học này sẽ như bước đệm ban đầu giúp tăng cường tính độc lập, tự tin và quan trọng hơn nữa là giúp cho HS bước đầu

biết cách tự học hiệu quả. Đó chính là hình thức học với LHVLTT và gói phần mềm hỗ trợ khá hiệu quả - Moodle.

Một phần của tài liệu Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương động lực học chất điểm (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)