IV. RÚT KINH NGHIỆM
c. Chuẩn bị về tổ chức
LHVLTT hỗ trợ cho từng cá nhân nhưng trong quá trình học tập trong lớp, nhưng nếu cá nhân hoạt động riêng lẻ thì không thể phát huy được hết các hiệu quả
của những tài nguyên mà lớp học này cung cấp. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả
hoạt động học tập trong lớp, tôi đã chia lớp học thành những nhóm nhỏ.
Do cách bố trí của lớp học, để thuận tiện cho việc các em trao đổi, thảo luận các vấn đề nêu ra nên tôi chia 4 học sinh ngồi ở 2 bàn cạnh nhau làm 1 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử 1 HS làm nhóm trưởng, chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng này do các em trong nhóm đề cử và hoàn toàn có thể thay thế khi các thành viên thấy không còn phù hợp. Mỗi nhóm sẽ được chỉ định trước một bài học mà nhóm sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ GV trong quá trình giảng dạy và học tập trên lớp. Hoạt động hỗ trợ này yêu cầu các em hình thành một sản phẩm cụ thể là bài thuyết trình về nội dung bài học được phân công. Hình thức hỗ trợ của nhóm là do trình độ và khả năng của các thành viên, các em có thể hỗ trợ bằng thuyết minh bằng Power Point hay bằng bài thuyết minh với phấn, bảng và các thí nghiệm minh họa, kiểm chứng đơn giản nếu cần thiết. Nội dung, cách thức hỗ trợ được ghi rõ và phát đến tận tay tất cả các thành viên trong lớp thực nghiệm.
Tất cả các thành viên trong lớp học đều phải chuẩn bị bài thật kỹ ở nhà, khi
đến lớp, yêu cầu tối thiểu là các em phải biết được nội dung học hôm nay bao gồm những phần gì và hoàn tất các phần nội dung được yêu cầu trong Phiếu học tập. Riêng đối với các thành viên nhóm hỗ trợ thì các em cần phải hiểu rất rõ các nội dung của bài học mà nhóm mình phụ trách. Các em có vai trò như “trợ giảng” trong lớp học, nhiệm vụ của các em là giúp GV giải đáp các thắc mắc cơ bản của các bạn,
đảm bảo phần lớn các thành viên trong lớp đều tham gia vào bài giảng một cách hiệu quả.
Kiểu tổ chức hoạt động dạy học như thế này có ưu điểm là công việc được phân chia cho các nhóm ngay từ đầu nên phần nào sẽ đảm bảo được thời gian lên
lớp, mức độ hoàn thành công việc. HS trong các hoạt động này cũng sẽ có điều kiện bộc lộ quan điểm, tính tích cực, tự giác trong học tập. Phần nữa do kiến thức các bài trong chương này tương đối độc lập với nhau nên tất cả các nhóm đều phải làm việc mà không thể trông chờ các nhóm khác. Bên cạnh đó, do các bài tương đối độc lập với nhau nên dễ xảy ra tình trạng mỗi nhóm chỉ nắm bắt được nội dung mà mình
được giao cho mà không chú ý đến những nội dung bài khác. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy phải liên tục kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị bài ở nhà của các em bằng nhiều hình thức khác nhau.