c. Tự học và vai trò của tự học
1.4.4. Vai trò của GV trong việc hướng dẫn HS tự học ([15], [25], [65])
([15], [25], [65])
Mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục là hướng dẫn để các em HS có các kĩ năng tự học, rèn luyện và hình thành khả năng tự học suốt đời. Nghĩa là các em phải biết tự quyết định trong việc lựa chọn mục tiêu học tập, hoạt động học tập
và phương pháp kiểm tra đánh giá. Để làm được điều này, trước hết các em phải xác
định được động cơ học tập của mình. Đó có thể là động cơ bên trong, vì lợi ích của bản thân HS, vì sự hứng thú do học tập đem lại, vì những cảm giác mà nó khơi dậy.
Đó cũng có thể là vì động cơ bên ngoài, nhằm đạt được một phần thưởng nào đó hoặc để tránh các hình phạt từ bên ngoài. Trong đó, động cơ bên trong là cái cần
được chú ý, động cơ bên ngoài chỉ là ngoại lực tức thời. Nhiệm vụ của GV không chỉ là giúp các em hình thành các động cơ bên ngoài mà còn là phát triển bền vững
động cơ bên trong. GV sẽ là người giúp các em hình thành năng lực tự học, độc lập suy nghĩ, khơi dậy tính hiếu kỳ, sự say mê tìm tòi để các em thật sự hứng khởi đi tìm những chân lý khoa học. Nhờ đó, phát triển ở HS những kĩ năng cơ sở của sự
quan sát, thu thập thông tin, đưa ra những suy luận, phán đoán và kết luận.
Đối với lứa tuổi THPT, sự tự ý thức phát triển cao. Nội dung của sự tự ý thức khá phức tạp, trong đó cần lưu ý đến nhu cầu tự khẳng định mình của HS trong lớp học nói riêng, và trong xã hội nói chung. Xu hướng cường điệu trong tựđánh giá có thể xem là một mặt tích cực khi HS trở nên tự tin hơn với chính bản thân mình. Tuy nhiên, trong những lớp học có tính cạnh tranh cao, nếu thiếu đi sự hướng dẫn, tổ
chức của GV, HS có thể coi bạn bè như là những đối thủ hơn là đồng minh. Điều này dẫn đến tình trạng ganh đua tiêu cực. Ngược lại trong những lớp học đề cao sự
cộng tác và phụ thuộc lẫn nhau, HS sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ và hơn thế nữa, các em sẽ biết cách học và tổ chức tự học sao cho hiệu quả nhất. Các lớp học như
vậy dạy cho học sinh làm việc cùng nhau và đánh giá cao điểm mạnh và đóng góp của bạn bè. Việc học tập từ đó trở nên nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn rất nhiều. Để đạt được điều đó, GV đứng lớp là người đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức một lớp học biết cách hợp tác.
Điều quan trọng nữa là GV cần tạo ra một bầu không khí tin tưởng, ủng hộ
và hợp tác cao với các mục tiêu trong tập thể lớp học. Cần cố gắng giảm áp lực đối với học sinh bằng thái độ thân thiện cởi mở, bằng sự tôn trọng, bằng sự quan tâm khích lệ của giáo viên. Giáo viên phải tạo ra môi trường mà trong đó học sinh cảm thấy an toàn và yên tâm.
Tiếp đó, GV còn cần phải hướng dẫn học sinh phương pháp học tập phối hợp, học sinh có thể làm việc cùng nhau theo nhóm hoặc thành cặp. Trách nhiệm của nhóm là khích lệ tất cả mọi người cùng tiến bộ.
Mỗi HS có một khả năng và một nhu cầu nhận thức khác nhau. Cá biệt hóa mục tiêu của học sinh cũng là một trong nhiều giải pháp được nhắc đến. Giáo viên phải hiểu trình độ của học sinh trong một lớp, giữa các lớp khác nhau để không chỉ
có phương pháp giảng dạy phù hợp, đề ra mục tiêu phù hợp với từng học sinh; điều này giúp các em ở mọi trình độ đều cảm thấy tự tin, đều có ý muốn vươn lên để đạt mục tiêu cao hơn.
Bên cạnh đó, đánh giá là một trong những khâu không thể thiếu của hoạt
động học tập. Đánh giá không chỉ phản ánh đến cho GV biết trình độ mà HS đạt
được, mà nó còn cho HS biết được khả năng, mức độ mình đã đạt được so với yêu cầu của GV. Vì vậy phương pháp đánh giá cũng cần có sự thay đổi. HS và nhóm HS cần biết tự đánh giá kết quả mà mình đạt được để có sự điều chỉnh kịp thời trước khi có được sựđánh giá chính thức từ phía GV và từ phía xã hội.
Như vậy, có thể tóm tắt vai trò của GV trong việc hướng dẫn, tổ chức hoạt
động tự học cho HS qua các công đoạn sau :
Tạo bầu không khí thân thiện và hợp tác giữa các HS trong lớp.
Hình thành nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm HS.
Theo dõi, quan tâm đến hoạt động tự học của từng HS thông qua hiệu quả các hoạt động của nhóm.
Tổ chức thảo luận các đề tài giữa các nhóm.
Đánh giá hoạt động tự học của các cá nhân (thành viên trong nhóm
đánh giá, các nhóm đánh giá, GV đánh giá)