Hồ Chí Minh toàn tập, t1, tr 75.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 34 - 35)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

42 Hồ Chí Minh toàn tập, t1, tr 75.

Từ quyền con người, Người đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc: “Tất cả các

dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung của độc lập dân tộc:

Nền độc lập hoàn toàn, độc lập thật sự của một dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải

được thể hiện đầy đủ ở những nội dung cơ bản sau đây: - Thứ nhất: Độc lập tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, quý giá và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc.

Tư tưởng đó luôn được thể hiện trong cuộc đời hoạt động của Người.

+ Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách gồm tám điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt

Nam. Bản yêu sách này chưa đòi hỏi quyền đô ̣c lâ ̣p hay quyền tự tri ̣, mà mới chỉ đòi hỏi những cái cách dân chủ trong phạm vị pháp lý tư sản một cách khá ôn hòa. Cụ thế ở đây có 2 yêu sách: Một là: đòi quyền bình đẳng về chế đô ̣ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như

đối với người châu Âu. Hai là: đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân( tự do ngôn luâ ̣n, tự do báo chí, tự do lâ ̣p hô ̣i, tự do cư trú, tự do hô ̣i ho ̣p). Tuy nhiên, ‘’ẩn dấu sau bề ngoài ôn hòa đó đã thể hiện lập trường hành động vì mục tiêu giải phóng dân tộc’’.44Bản yêu sách ở mức độ đơn giản đã không được bọn đế quốc chấp nhận. Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luâ ̣n: ‘’Những lời tuyên bố của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa Uynxơn chỉ là trò bịp bợm, các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của chính bản thân mình’’45.

Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng - một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, mà tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do cho

dân tộc.

Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, viết thư kính báo đồng bào, chỉ rõ: “trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao

hơn hết thảy”. Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc

lập, thảo mười chính sách của Việt Minh mà mục tiêu đầu tiên là: ’’Quyết làm cho nước non này

Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền’’46

Tháng 8-1945, trong những điều kiện thuận lợi của lịch sử, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ: “ Dù hy sinh tới đâu, dù

phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành được độc lập”.

44 Daniel Hemery: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác. , NXB lao động, H, 2001.45 Hồ Chí Minh : Toàn tập , t 1, tr 416. 45 Hồ Chí Minh : Toàn tập , t 1, tr 416.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 34 - 35)