Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 57 - 59)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2. Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt nam (1945-1975) đã chứng minh sự đúng đắn của hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945

+ Mặc dù chiến lược giải phóng dân tộc được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (3-2-1930) đã bị phủ nhận bởi Luận cương Chính trị (10-1930) nhưng nó đã được khẳng định trở lại trong thời kỳ 1939-1945.

+ Theo lí luận giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh, Đảng đã chủ trương “thay đổi chiến

lược”, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên

hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh, sử dụng bạo lực cách mạng một cách sáng tạo, tiến hành khởi nghĩa toàn dân…để giành chính quyền trong cả nước.

+ Thắng lợi này không chỉ mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho dan tộc mà còn làm mở đầu cho sự sụp đổ của chú nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

- Thắng lợi 30 năm chiến tranh cách mạng 1945 – 1975:

Nắm vững tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới suốt 30 năm

+ Trong kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến ‘’ toàn

dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh’’ với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định

không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Dân tộc ta đã từng bước đánh bại lực lượng địch để tiến lên giành thắng lợi quyết định cuộc tổng tiến công chiến lược 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ (21/7/1954, kết thúc chiến tranh.

+ Trong kháng chiến chống Mỹ: Dân tộc ta đã tiến hành chiến lược thực hiện đồng

thời 2 nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền: miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam đánh Mỹ với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” để kết hợp sức mạnh tiền tuyến với hậu phương,

dân tộc và thời đại. Quân và dân ta đã lần lượt đánh bại 4 chiến lược của Mỹ, buộc chúng phải kí hiệp định Pari (27-1-1973), tiến tới cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 để giành thắng lợi hoàn toàn.

Những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX chứng tỏ hùng hồn giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

- Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu

nước và tinh thần dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam…để thực hiện cho bằng được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như ước vọng của Người

Tóm lại: Tư tưởng dân tô ̣c và cách ma ̣ng giải phóng dân tô ̣c là một nội dung lớn, nổi

bật trong hê ̣ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư tưởng này, Hồ Chí Minh chẳng những đã

đưa nước Việt Nam đến độc lập tự do, thống nhất trọn ve ̣n mà còn góp phần to lớn vào sự nghiê ̣p giải phóng các dân tộc thuộc đi ̣a và phụ thuộc trên thế giới. Với những đóng góp đó

Hồ Chí Minh đã được nhân loa ̣i tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn

Chương III

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

- Đóng góp lý luận của Hồ Chí Minh với tư cách một nhà tư tưởng vào kho tàng của chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ là lý luận cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa mà còn là lý luận về CNXH và xây dựng CNXH ở một nước có trình độ tiền tư bản với những tàn tích phong kiến - thực dân chưa được xóa bỏ hết như Việt Nam .

- Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm thường được hiểu theo 3 nghĩa: + Là một ước mơ, lý tưởng về một xã hội công bằng tốt đẹp. + Là một học thuyết khoa học.

+ Là một chế độ xã hội

Trong bài giảng này chúng ta xem xét CNXH theo nghĩa thứ 3. I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 57 - 59)