III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
71 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t7, tr 64.
Tóm lại: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nhân đi ̣nh của Ăngghen: " Những tư tưởng dân tô ̣c chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”.72
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
- Dân tộc Việt nam là một dân tộc có truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm . Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam. Mang theo trí tuệ đó của dân tộc, trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và tiếp nhận nó như tiếp nhận trí tuệ của thời đại. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vừa là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và thời đại; vừa là sự sáng tạo của trí tuệ thiên tài Hồ Chí Minh. Điểm cốt lõi trong tư tưởng giải phóng dân tộc của
Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc để đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng con người một
cách triệt để - để con người được được tự do phát triển hết các năng lực của mình, để con
người được trở về với bản tính ‘’thiện’’, nhân văn cao cả của mình . Đây chính là chiều sâu
nhân văn trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.
- Trước khi nghiên cứu những quan điểm cụ thể của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, đầu tiên, ta cần giới hạn lại vấn đề cần nghiên cứu: Đây là những quan điểm
của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam chứ không phải là quan điểm
về cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung. Điều này được xác định rõ ngay từ
khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh:’’ Tư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống quan điểm và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam’’ . Chính vì vậy, mọi quan điểm của
Người sẽ đúng với Việt Nam chứ không phải đúng ở tất cả mọi nơi. Tất nhiên, cách mạng
Việt Nam có nhiều nét điển hình nên sẽ có nhiều cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước khác cũng có nét tương đồng nhưng không phải là tất cả.
1.Quan điểm của hồ Chí Minh về tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam:
* Về tính chất của cuộc cách mạng thuộc địa
- Về mặt nguyên tắc: Tính chất của cuộc cách mạng sẽ được xác định bởi mâu thuẫn
cơ bản của xã hội mà cuộc cách mạng cần giải quyết.
Khi nghiên cứu xã hội Việt nam - một xã hội phong kiến thuộc địa, Hồ Chí Minh nhận thấy 2 điều:
+ Về cuộc đấu tranh giai cấp: Sự phân hóa giai cấp ở đây không giống như ở các 72 Mác- Anghen toàn tập, M, t33. tr 474. ( tiếng Nga)
nước tư bản phương Tây, nói một cách khác là không gay gắt như ở phương Tây. Do kinh tế
kém phát triển nên ‘’sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu’’73.
+ Về mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội: Đó là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với
chủ nghĩa thực dân. Nếu như mâu thuẫn giai cấp không khốc liệt thì mâu thuẫn giữa dân tộc
và đế quốc là vô cùng gay gắt và ý chí giải phóng dân tộc là rất mãnh liệt. Tất cả các giai
tầng đều chung một số phận mất nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn là lợi ích dân tộc.
- Chính vì vậy, Người xác định : Tính chất cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa, mà cụ thể ở Việt nam không phải là cuộc đấu tranh giai cấp mà là cuộc đấu tranh
dân tộc , cụ thể hơn là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong tác phẩm ”’Đường Kách mệnh’’ Nguyễn Ái Quốc phân biệt 2 loại cách mạng:
giai cấp cách mạng ( bao gồm tư sản cách mạng và vô sản cách mạng) và dân tộc cách mạng.
Và cách mạng ở Việt nam là dân tộc cách mạng khi ‘’dân nô lệ không chịu nổi, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do còn hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi’’…74 Và Người đặc biệt lưu ý:’’ Dân tộc cách mạng thì chưa phân
giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công , thương đều nhất trí chống lại cường quyền’’75 tức là trong cách mạng giải phóng dân tộc thì lực lượng cách mạng rộng mở, vấn đề đấu tranh giai cấp không đặt ra gay gắt.
* Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:
- Quan điểm của Hồ Chí Minh:
+ Xuất phát từ mâu thuẫn xã hội nổi bật ở Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc nên đối
tượng của cách mạng ở đây là bọn thực dân và tay sai phản động chứ không phải là tư sản
và địa chủ bản xứ, cũng không phải là chủ nghĩa tư bản nói chung.
+ Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc nên nhiệm vụ của cách mạng ở đây trước hết phải ‘’lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế
quốc’’. Đó cũng là nguyện vọng hàng đầu của nông dân Việt Nam vì khi đánh đổ đế quốc
không chỉ đem lại quyền lợi chính trị vì giải phóng dân tộc trước hết là giải phóng cho nông dân - một lực lượng đông đảo nhất của dân tộc mà quyền lợi về kinh tế của họ cũng được đáp ứng một phần khi ruộng đất của đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân. Hơn nữa, trong 2 yêu c u: ầ độ ậc l p dân t c v ru ng ộ à ộ đất thì nông dân luôn đặt yêu c u ầ độ ậc l p dân t cộ
cao h n yêu c u ru ng ơ ầ ộ đất.
Nội dung này đã được Hồ Chí Minh phân tích rất kỹ trong tác phẩm’’Đường kách mệnh’’
Những quan điểm trên của Hồ Chí Minh có sự khác biệt lớn với quan điểm của QTCS lúc đó cho rằng:’’ Vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là vấn đề nông dân’’ nên QTCS
nhấn mạnh vấn đề ruộng đất, nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.
- Sự kiên trì quan điểm đó của Hồ Chí Minh:
+ Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (tháng 2/ 73 Như trên