III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2. Những chỉ dẫn có tính định hướng của Hồ Chí Minh về nguyên tắc, bước đi, biện pháp thực hiện trong xây dựng CNXCH.
biện pháp thực hiện trong xây dựng CNXCH.
a. Nguyên tắc và cách sử dụng các nguyên tác:
* Nguyên tắc: CNXH vừa là cái phổ biến, vừa là cái đặc thù. Vì thế sự nghiệp xây dựng CNXH vừa phải đảm bảo những nguyên lý chung, vừa phải tính đến điều kiện riêng của mỗi nước. Để xác định được bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:
183 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 4, tr. 49.184 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr. 170. 184 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr. 170. 185 Hồ Chí Minh Toàn tập, t 8, tr. 341.
- Một là, xây dựng CNXH là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán
triệt các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không được sao chép, máy móc, giáo điều vì Việt nam có những điều kiện cụ thể khác.
Chính Lênin cũng đã đề cập dến sự cần thiết phải học hỏi những kinh nghiệm quý của nước khác để xây dựng CNXH. Lênin nói: “Dùng cả hai tay mà lấy cái tốt của nước ngoài: Chính quyền xôviết + trật tự đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách thức tổ chức các tơrơt của Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ …+ + = ∑ = CNXH”186.
Là một người Mác-xít chân chính, Hồ Chí Minh nắm vững nguyên tắc này. Việc tuân thủ những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác-lênin và học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của các nước thì ta ‘’bớt được sự mò mẫm, đỡ được những sai lầm mà người khác đã mắc
phải.’’187
- Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ điều
kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, từ nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân. Theo Hồ Chí
Minh, phải xuất phát từ đặc điểm của dân tộc mình thì ‘’ chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối , phương
châm, bước đi cụ thể của cách mạng XHCN thích hợp với tình hình nước ta’’.188 Người còn viết: “Ta không thể giống Liên Xô, ta có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lí khác....
chúng ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”189; “Hiện nay đứng về mặt
xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng
chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”190. “Học chủ nghĩa Mác Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta”191. Từ đó Hồ Chí Minh ma ̣nh da ̣n tuyên bố: trong xây dựng chủ nghĩa xã hô ̣i “làm trái với Liên Xô,
Trung Quốc cũng là Mác-xít”.
* Cách sử dụng các nguyên tắc: Trong khi nhấn mạnh hai nguyên tắc trên đây, Hồ Chí
Minh lưu ý:
- Chống việc xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, quá tuyệt đối hóa cái riêng, những đặc điểm của dân tộc.