III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
a. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
- Nguyễn Ái Quốc khẳng định tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa vì:
+ Thuộc địa trở thành một trong những nguồn sống quan trọng nhất của chủ nghĩa đế
quốc khi ‘’là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi
nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ công nhân rẻ mạt cho đạo quân lao động của
nó, và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách
mạng của nó’’. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc khẳng định “... tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư
bản đều lấy từ các xứ thuộc địa…101” Người chỉ rõ “... nọc độc và sức sống của con rắn độc
tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa”.102
+ Vì ‘’chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có 2 cái vòi’’… nên nếu không quan tâm tới cách mạng thuộc địa thì cách mạng ở chính quốc cũng chỉ là’’ đánh rắn đằng đuôi’’.103Vì vậy, tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc phê phán các đảng cộng sản: Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ và các đảng cộng sản ở các nước có thuộc địa chưa thi hành chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa. Tại đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí hãy cứu chúng tôi”104.
+ Vì bản thân cách mạng thuộc địa tiềm ẩn sức mạnh to lớn. Người viết về sức mạnh tiềm ẩn của Đông dương –một xứ thuộc địa như sau:’’ Sự đầu độc của hệ thống tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống , càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương...Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, Người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi
sục, đang gào thét và sẽ bùng nỏ một cách ghê gớm , khi thời cơ đến105’’
- Trong khi yêu cầu Quốc tế cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định: công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể 99 Sdd, t2, tr 266 100 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t3, tr3. 101 Sdd, t1, tr243 102 Sdd, t1, tr274. 103 Sdd, t1, tr 274. 104 Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2002, tập 1, tr. 23-24. 105 Sdd, t1, tr28.
thực hiện bằng sự nỗ lực tự giải phóng.
+ Vận dụng công thức của C.Mác: “... sự giải phóng của giai cấp công nhân là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân” Người đi đến luận điểm “công cuộc giải phóng anh
em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”106
+ Người đánh giá cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống thực dân và Người
chủ trương phát huy năng lực chủ quan của dân tộc, tránh ỷ lại. Ngườu nói: “Một dân tộc
không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.107
b. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc:
- Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác và QTCS về mối quan hệ giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc:
+ Do điều kiện lịch sử khi đó hiện tượng thuộc địa chưa phát triển nên Mac- Ănghen không bàn
đến vấn đề này.
+ Khi QTCS được thành lập thì QTCS luôn cho rằng: cách mạng ở thuộc địa phụ thuộc trực
tiếp vào thắng lợi ở chính quốc; tức là: cách mạng vô sản ở chính quốc phải thắng lợi trước .
Tuyên ngôn thành lập của Quốc tế Cộng sản năm 1919, có đoạn viết: “Công nhân và nông dân không những ở An Nam, Angiêri, Bengan và cả Ba Tư hay Ácmenia chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân các nước Anh và nước Pháp giành chính quyền nhà nước vào tay mình”108.
Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế Cộng sản ngày 1-9-1928 cho rằng: “Việc giải phóng các nước thuộc địa khỏi ách đế quốc chỉ có thể thực hiện hòan toàn khi giai cấp vô sản giành
được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”109
Người ta còn nhận định về người thuộc địa như sau: “Người bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kể, không có khả năng để hiểu biết được và lại càng không có khả năng hoạt động”110.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc:
+ Người phê phán những quan điểm phiến diện trên của QTCS khi đánh giá thấp vai
trò của cách mạng thuộc địa. Người viết: “ Tiếc thay, một số đông chiến sĩ vẫn còn tưởng
rằng: một thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ dưới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh với mấy người khác màu da, thế thôi. Và họ hoàn toàn không để ý gì đến nó’’111
+ Người cho rằng: Đó là mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau vì cả 2
đều có một kẻ thù chung . Người viết: ‘’chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có mộit vòi bám vào
giai cấp vô sản chính quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả 2 vòi. ..Nếu cắt một vòi thì con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra’’112
106 Sdd, t2, tr 128.